Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Yêu khoa học, hiểu môi trường qua lễ hội

Tạp Chí Giáo Dục

Nhng kiến thc khoa hc k diu bưc ra t trang sách, chân tht trong tng thí nghim thc tế; nhng thông đip bo v môi trưng, hn chế s dng đ nha đưc truyn đến hc sinh tưng tn, t m, đy dí dm…

Các em hc sinh tìm hiu cách làm nhng sn phm tái chế bo v môi trưng

Đó là cách mà Trường TH Trần Quang Khải (Q.1, TP.HCM) thắp lên tình yêu khoa học và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua Lễ hội khoa học 2019 (Science Festival 2019) tổ chức mới đây.

Khoa hc thì ra là thế!

Lễ hội khoa học 2019 được bố trí với trên 10 gian hàng thí nghiệm và trò chơi khoa học vui như: con lắc đơn giản, nam châm tự tạo, bàn tay robot, bong bóng tự thổi, bong bóng biến mất, khối lượng riêng, sự đổi màu của cải thảo, Harmonica tự tạo, tạo hình học 2D và 3D, làm nến, đứng trên trứng, dựng tháp spaghetti. Thầy Hồ Quang Tuấn (Hiệu trưởng nhà trường) cho hay, nhà trường khuyến khích học sinh tham gia trải nghiệm, vui chơi ở tất cả các gian hàng. Những tấm hộ chiếu khoa học cùng giấy chứng nhận hoàn thành chương trình thí nghiệm, cẩm nang khoa học, bộ thí nghiệm khoa học sẽ là phần thưởng trao cho mỗi học sinh sau khi hoàn thành các thí nghiệm và trò chơi. “Mỗi thí nghiệm, mỗi trò chơi là một trải nghiệm trong hành trình khám phá khoa học của học sinh. Khác với những thuật ngữ hàn lâm, kiến thức trong bài học, trong sách vở ở từng thí nghiệm hiển hiện một cách sinh động, đơn giản và gần gũi: Vì sao cải thảo đổi màu, vì sao bong bóng không cần thổi cũng to, vì sao có thể tạo ra nam châm, vì sao đứng lên trứng mà không vỡ… mang đến sự tò mò, háo hức cho học sinh”, thầy Tuấn chia sẻ.

Trong khuôn viên sân trường nhỏ hẹp, hơn 300 học sinh khối 3, 4, 5 của trường cùng 2 trường bạn (TH Đuốc Sống, TH Trần Khánh Dư) đầy háo hức, thích thú xen lẫn tò mò trải nghiệm các gian hàng thí nghiệm. Những tràng pháo tay, tiếng reo hò làm rộn ràng cả sân trường. Ở gian hàng bong bóng tự thổi, em Phan Thị Khánh Vy (lớp 5/4) và bạn bè… há hốc miệng khi chứng kiến quả bóng từ từ căng phồng lên sau khi được bịt vào đầu chai nước. Sau một hồi tìm hiểu nguyên nhân, Khánh Vy tự tin giải thích hiện tượng trên: “Bong bóng tự căng phồng nhờ vào lượng khí giải phóng ra khi bột baking soda tác dụng với nước. Trước khi thực hiện thí nghiệm, mọi người cần phải cho một chút bột baking soda vào trong quả bóng”. Tương tự, Hồ Minh Anh (lớp 3/2) cho biết bản thân ấn tượng nhất với thí nghiệm cải thảo đổi màu khi được cắm vào những cốc nước có các màu sắc khác nhau. “Cây cối cũng như con người đều cần nguồn nước để duy trì sự sống. Nguồn nước sạch sẽ giúp cho thực vật, con người, môi trường được phát triển khỏe mạnh, và ngược lại. Từ nay em sẽ chăm chỉ tưới nước cho các cây cối trong vườn hơn”, Minh Anh rút ra bài học.

“Lễ hội khoa học là sân chơi độc đáo mà nhà trường mở ra cho học sinh trong năm học này. Với sân chơi này, trước hết là nhằm khơi dậy những hứng thú của học sinh với bộ môn khoa học, để các em hiểu được rằng khoa học là thế, kỳ diệu đó nhưng lại rất gần gũi với những ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt, Lễ hội khoa học còn là cánh cửa đưa STEM, STEAM vào nhà trường, đưa dạy học gắn liền với tích hợp và trải nghiệm thực tế đến học sinh, là bước để nhà trường chuẩn bị cho chương trình giáo dục phổ thông mới”, thầy Tuấn nhấn mạnh.

“Các em đng dùng đ nha nhé!”

Điểm nhấn trong lễ hội còn phải kể đến góc môi trường xanh, góc nghệ thuật, nơi truyền tải những thông điệp về bảo vệ môi trường đến học sinh. “Các em biết đây là gì không? Là nhựa dùng một lần thải ra vừa lãng phí vừa gây hại đến môi trường vì rất lâu mới có thể phân hủy được. Chúng ta nên hạn chế sử dụng đồ nhựa, đồ nhựa dùng một lần nếu không thật sự cần thiết nhé! Uống nước có thể dùng ly inox, ly thủy tinh, sử dụng muỗng inox khi ăn, ống hút giấy, ống hút gạo khi uống nhé”, tay cầm một bình hoa tái chế từ chai, muỗng nhựa, Cái Thị Huyền (sinh viên Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, tình nguyện viên trong lễ hội) hướng dẫn tỉ mỉ đến từng học sinh đang vây quanh góc môi trường xanh. Sau đó, Huyền lần lượt chỉ những con heo nhựa, hộp đựng bút, vật trang trí… cho học sinh xem rồi hướng dẫn cặn kẽ cách làm và không quên lặp lại những thông điệp về hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần.

Hc sinh thích thú khi thc hin sn phm tái chế ti gian hàng thí nghim

Cạnh đó, với mô hình về rừng, Huyền lại phát đi thông điệp về bảo vệ rừng, trồng cây xanh để làm xanh môi trường và giữ môi trường sống cho các loài động vật, tránh nguy cơ bị tuyệt chủng. Đến với góc môi trường xanh, học sinh còn được hướng dẫn về cách phân loại rác thải vô cơ, hữu cơ và rác thải độc hại. “Giáo dục học sinh, nhất là học sinh tiểu học bảo vệ môi trường nếu chỉ hô hào thì không đủ sức thuyết phục. Song song đó, còn phải làm sao để các em hiểu, thích và tự giác trong từng việc làm hàng ngày. Thông qua các sản phẩm tái chế, qua những câu chuyện của rừng, của chai lọ nhựa một cách dí dỏm, gần gũi, sẽ hình thành trong học sinh ý thức về bảo vệ môi trường, bỏ rác đúng chỗ, chăm sóc và trồng thêm cây xanh. Đó cũng là mong mỏi mà góc môi trường trong lễ hội muốn chạm đến học sinh”, thầy Tuấn bày tỏ.

Bài, ảnh: Yến Hoa

Bình luận (0)