Theo quy định hướng dẫn sử dụng sổ gọi tên và ghi điểm, đầu mỗi buổi học, mỗi lớp cử cán bộ lớp đến nhận và bàn giao lại cho văn phòng cuối buổi học. Thế nhưng hầu hết các trường THPT đều không thực hiện khâu này vì sợ hư hỏng, thất lạc, sợ học sinh sửa điểm… Khi lên lớp, giáo viên sử dụng sổ điểm cá nhân của mình. Vì vậy sổ này trở thành hồ sơ pháp lý thụ động (chỉ để giáo viên vào kết quả định kỳ) về kết quả học tập và rèn luyện của học sinh. Điều đáng nói là phần ghi danh sách họ và tên học sinh chiếm hầu hết các trang (có 20/36 trang có danh sách). Trong khi đó ngay từ đầu năm, mỗi trường đều có thao tác ổn định danh sách và theo mã số để quản lý, nếu tăng hay giảm sĩ số thì dựa vào danh sách có sẵn. Trong bối cảnh của việc áp dụng công nghệ số hóa, thì việc cấu tạo sổ có quá nhiều trang danh sách là không cần thiết, chỉ cần có một danh sách trang đầu sổ, các trang sau chiếu theo danh sách ấy là được.
Thiết kế sổ như thế sẽ tiết kiệm được thời gian làm sổ sách cho giáo viên. Vì ước tính, nếu chép cẩn thận bằng chữ in hoa, cả họ tên và sơ yếu lý lịch, mỗi giáo viên phải mất gần hai ngày mới hoàn thiện một cuốn sổ…
T.N.T
��p trên về dự là ai, có quen thân với mình không rồi tìm cách tiếp cận để nhận được sự “quan tâm”. Chưa hết, nhiều trường sàng lọc không cho những học sinh yếu, học sinh cá biệt vào lớp, chỉ để lại những học sinh khá và giỏi, gợi ý cho học sinh những câu hỏi có câu trả lời được ướm sẵn trước. Những giờ học như thế lúc nào cũng đạt yêu cầu.
Những giờ thao giảng như thế gây cảm giác nhàm chán cho người dự. Về phía học sinh mất hẳn sự hứng thú, không được phát huy trí lực thực tế của mình. Bên cạnh đó đã tạo nên sự gian dối không trung thực trong học tập và tệ hại hơn còn kèm theo hệ lụy là sự tôn kính mà học sinh dành cho thầy cô mình bị giảm sút. Đây không chỉ hệ lụy nhất thời mà còn theo cùng học trò bước vào đời với sự dối gian và đối phó.
Nguyễn Văn Học (Đà Nẵng)
Bình luận (0)