Thầy Nguyễn Thanh Tùng đang ôn tập cho học sinh lớp 9/1 môn hình học. Ảnh: B.Vân |
Do đó thí sinh cần nắm vững những kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, còn “bài toán thực tế” sẽ là những vấn đề gần gũi trong cuộc sống và phù hợp với lứa tuổi nên các em không nên lo lắng.
Những phần nên chú trọng
Thầy Nguyễn Thanh Tùng, Tổ trưởng bộ môn toán Trường THCS Lạc Hồng (Q.10), cho biết theo sự thống nhất từ Sở GD-ĐT TP.HCM, cấu trúc đề thi tuyển sinh lớp 10 năm nay tương tự như những năm trước, gồm những bài về phương trình, hệ phương trình, đồ thị, phương trình tham số, bài hình học. Đó là những nội dung mà thí sinh cần chú trọng khi ôn tập.
Trong quá trình làm bài, các em cần bình tĩnh trong cách xử lý. Trong trường hợp đang làm bài nào đó, đã suy nghĩ 5-10 phút nhưng không biết cách làm, các em nên ngưng lại và tiếp tục làm sang bài khác để lấy lại tinh thần. |
Đặc biệt năm nay có sự thay đổi một chút là do nhu cầu thực tế, trong đề thi sẽ có thêm những bài toán thực tế. Nội dung của dạng toán này liên quan đến cuộc sống hàng ngày, chẳng hạn như việc tính tiền điện. Ví dụ: Tính điện lũy tiến 20kW giờ đầu là bao nhiêu tiền? từ 50-100kW là bao nhiêu? Trong một tháng sử dụng hết 132kW thì tính ra bao nhiêu tiền?… Những bài toán này không khó, nhưng yêu cầu thí sinh cần có kiến thức thực tế trong cuộc sống thì mới làm được.
Các sai sót cần tránh
Với cấu trúc bài thi, thầy Tùng lưu ý thí sinh nên làm những phần cơ bản trước cho chính xác, sau đó dành thời gian cho những câu khó hơn.
Dò lại bài làm trước khi nộp Theo thầy Nguyễn Thanh Tùng, một sai sót mà các thí sinh cần tránh là sự chủ quan không dò lại bài làm trước khi nộp, một số trường hợp như những em giỏi, tính nhẩm tốt lại càng chủ quan hơn. Do đó các em không nên nhìn vào bài đã làm, vì kết quả sẽ “đập” vào mắt làm cho ta không thấy chỗ sai, mà nên dò bài bằng cách viết ra giấy nháp để làm lại bài đó rồi đối chiếu kết quả với nhau. Các em cũng cần lưu ý khi làm bài, cho dù bị tẩy xóa thì bài thi vẫn không bị trừ điểm, mà điều quan trọng là các em nên viết chữ cho rõ ràng để giám khảo đọc được; không nên viết ẩu hoặc giấu nét, mất nét để phòng trường hợp câu chữ bị hiểu nhầm. |
Phần đại số, thầy Tùng lưu ý sai sót đầu tiên thí sinh cần tránh là vấn đề thiếu tập trung dẫn đến ghi nhầm số, sai số. Theo thầy Tùng, với nội dung các bài tập cơ bản trong chương trình học bình thường, các em làm rất quen thuộc, nhưng do một phút nào đó thiếu tập trung nên trong quá trình tính toán, các em ghi nhầm số. Vấn đề này các thầy cô thường nhắc nhở nhưng học sinh vẫn thường mắc phải. Do đó, khi làm toán, các em cần viết chính xác từng con số, vì bài toán có tính liên tục, từ bài tính trước, đến bài tính thứ 2 và bài tính thứ 3. Bài tính trước nếu tính nhầm một số thì sẽ mất điểm cả bài đó. Ví dụ, khi chấm bài, chúng tôi thấy các em làm theo đúng trình tự, nhưng do bài đầu tiên các em tính nhầm một số, dẫn đến hậu quả là những câu sau bị mất điểm. “Thà câu khó các em sai thì không tiếc, nhưng những câu đơn giản, không đáng để sai thì thật đáng tiếc, nên chúng tôi phải nhắc các em kỹ điều đó. Theo thông tin, bài thi về những phần cơ bản là 6 điểm, các em cần làm cẩn thận để được điểm tối đa, tránh những sai sót như đã đề cập”, thầy Tùng nói.
Sau phần toán cơ bản là phần nâng cao. Khác với các bài toán cơ bản có những giả thiết trực tiếp, thì phần toán nâng cao thường có các giả thiết gián tiếp hoặc ẩn đi một vài ý. Vì vậy thí sinh cần thận trọng trong khâu nhận biết dạng đề bài để có hướng đi đúng. Làm tốt phần này thí sinh sẽ đạt 7-8 điểm. Để được trên 8 điểm thì phải giỏi thực sự.
Phần hình học, thầy Tùng cho biết mức độ đề bài cũng yêu cầu từ dễ đến khó. Chẳng hạn như câu a yêu cầu hình vẽ đơn giản, nhưng do các em vẽ hình không khéo sẽ làm cho hình bị rối, khó nhìn. Do đó, khi làm bài hình học, các em nhớ chừa phần lề trên, dưới, trái và phải. Vì hình này có thể vẽ đường thêm dài ra để minh họa cho các yêu cầu tiếp theo. Nếu vô tình vẽ hình sát lề trên, đến khi vẽ dài lên trên thì sẽ vướng đường phách (bị cắt mất). Hoặc khi vẽ xong hình theo yêu cầu của câu a, các em phải chừa một khoảng giấy rồi hãy làm bài, để đến câu b vẽ thêm đường xuống dưới thì còn chỗ vẽ. Nếu các em làm bài ngay dưới hình, khi cần vẽ xuống dưới thì sẽ đụng phải phần chữ viết. Tuy nhiên trong trường hợp quên chừa chỗ, mà phải tiếp tục vẽ thêm đường minh họa cho câu c, các em không nên xóa hình đã vẽ, mà nên vẽ một hình khác để làm tiếp, khi đó hình đầu tiên sẽ được chấm điểm cho câu a và câu b. Làm như vậy để phòng trường hợp khi xóa hình cũ để vẽ lại mà không kịp thời gian, thì sẽ bị mất điểm luôn câu a và câu b.
Trong quá trình làm bài, các em cần bình tĩnh trong cách xử lý. Trong trường hợp đang làm bài nào đó, đã suy nghĩ 5-10 phút nhưng không biết cách làm, các em nên ngưng lại và tiếp tục làm sang bài khác để lấy lại tinh thần. Sau đó quay lại bài bị vướng và nhiều khi lại nghĩ ra cách giải quyết được. Trong trường hợp quay trở lại làm bài bị vướng mà không đủ chỗ, các em hãy làm tiếp ở phần cuối với ghi chú: “Bổ sung cho bài 1a hoặc 1b” thì vẫn được tính điểm tuyệt đối. Đó là cái khéo léo lúc làm bài.
Thầy Tùng cho biết thêm, riêng với hướng ra đề toán thực tế trong đề thi năm nay, các thầy cô bộ môn đã chủ động soạn một số bài tập về toán thực tế để tập cho các em làm quen. Mỗi ngày cho các em làm quen với một hai câu và điều đáng mừng là đã gây thêm hứng thú cho các em trong học tập. Tuy nhiên, để làm tốt phần này, thầy cô cũng đi thực tế để quan sát giá cả hiện hành, để có thể ra đề phù hợp, khách quan, gần gũi với đời sống và đặc biệt là phù hợp với trình độ, lứa tuổi của các em, nên phụ huynh và học sinh không nên quá lo lắng.
Bích Vân (ghi)
Bình luận (0)