Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Những “cụ trò” chúc Tết thầy

Tạp Chí Giáo Dục

Dù tui đi chng cht nhưng h không bao gi quên công ơn ca thy. H là nhng ngưi thuc la tui xưa nay hiếm. Ngày mùng ba Tết h hn nhau đi thăm ngưi thy dy h t nhng năm tiu hc. Ai cũng chân yếu mt m, có ngưi phi chng gy, có ngưi nh con cháu dt.


Ông Nguyn Minh Triết, nguyên Ch tch nưc, cùng các bn hc tng hoa thy Lâm Bá Nhc nhân ngày ra mt k yếu v trưng Nhc Thanh và Ngày Nhà giáo 20-11-2023

Như đi gia đình

Họ đến từ nhiều nơi nhưng tất cả đều giống nhau là mặc đẹp và mang niềm vui trong lòng. Họ đem theo bánh trái, hoa và những chiếc phong bao lì xì màu đỏ. Họ là những ông bà nội ngoại đầy quyền uy khi ở nhà, nhưng bên thầy họ vụt biến thành các trò nhỏ, đi lại rón rén, một tiếng dạ, hai tiếng thưa thầy.

Người thầy của họ là một thầy giáo làng, dạy họ học “i tờ” những năm tiểu học. Tên thầy là Lâm Bá Nhạc – gọi thân mật là Năm Nhạc – tính luôn cái Tết này là 97 tuổi. Thầy hiện ở ấp Bến Cỏ, xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi. Cách đây gần 70 năm, thầy mở trường tiểu học tại nhà thầy, lấy tên là Nhạc Thanh. “Nhạc” là tên thầy, “Thanh” là bí danh hồi hoạt động cách mạng. Trường chỉ có một thầy, lớp học là nhà thầy, học sinh là trẻ em nghèo trong vùng. Trường hoạt động từ 1955 đến 1960, mỗi năm có khoảng vài chục học trò theo học, đủ mọi cấp lớp tiểu học. Năm 1960, thầy Năm Nhạc bị bắt vì nghi hoạt động cách mạng. Tính tới ngày trường đóng cửa, có khoảng 150 học sinh trưởng thành từ ngôi trường làng này.

Đã gần 70 năm qua, các học trò trường Nhạc Thanh nay bước vào tuổi xưa nay hiếm. Ông Lê Công Tâm, nguyên Chủ tịch UBND huyện Củ Chi, thay mặt “các trò” ôm giỏ hoa dâng lên thầy Năm Nhạc. “Hôm nay em thay mặt các anh chị em học trò trường Nhạc Thanh kính chúc thầy luôn khỏe mạnh, sống mãi bên chúng em”, ông Tâm trịnh trọng nói. Ngồi trên ghế giữa nhà, thầy Năm Nhạc cười rất tươi. “Cảm ơn các em đã ghé thăm tôi”, giọng thầy nhỏ và yếu. Mấy tháng gần đây sức khỏe thầy có giảm, nhưng mỗi lần có học trò đến thăm là thầy thấy khỏe, đòi ngồi dậy ra tiếp khách. Thầy Năm Nhạc ra dấu để giỏ hoa lên bàn.


Các hc trò tui 80 quây qun bên thy Năm Nhc trong Ngày Nhà giáo 20-11-2023

Ông Võ Thuận Vững, nguyên cán bộ Sở Giao thông – Vận tải TP.HCM, từ quận Tân Phú sáng nay đến nhà thầy sớm. Đứng bên thầy, hai tay ông run run cầm bao lì xì, miệng nói lời chúc Tết thầy. “Mỗi lần gặp thầy là không ngăn được xúc động”, ông giãi bày. Ông Nguyễn Văn Lợi, nguyên cán bộ Ban Tuyên giáo Thành ủy, cũng từ xa đến, cúi xuống bên thầy gửi lời chúc, ánh mắt đầy trìu mến.

Những trò khác đứng quanh chờ tới lượt chúc Tết thầy. Thật là một hình ảnh đẹp của tình thầy trò. Có nụ cười, có rưng rưng khóe mắt. Nhiều cảm xúc dâng trào không bút nào tả hết. Bà Lê Thị Thu, nguyên là giáo viên, cho biết mùng ba đi Tết thầy Năm Nhạc đã có từ lâu rồi. “Hồi đó, hàng năm, vào ngày mùng ba Tết, chúng tôi – các thế hệ học trò trường Nhạc Thanh – tổ chức ăn Tết cùng nhau tại trường cũng là nhà thầy. Tôi nhớ các anh, chị lớn đi học các trường xa ở Sài Gòn, Bình Dương cũng về dự… Ôi, yêu thích làm sao khi bây giờ ngồi nhớ lại những cái Tết ngày xưa. Chúng tôi – những học trò cũ và mới của trường Nhạc Thanh – về bên nhau thật đầm ấm như một đại gia đình đoàn tụ trong ngày Tết”.

Cho ưc mơ, truyn cm hng 

Điều gì làm cho tình thầy trò của họ bền vững theo thời gian? Ông Lê Công Tâm giọng bùi ngùi kể: “Những năm tiểu học ở trường Nhạc Thanh, thầy Năm không chỉ truyền thụ kiến thức mà còn hình thành trong tôi những ước mơ tuổi trẻ. Chính ước mơ đó giúp tôi thi đậu vào Trường Trung học Trịnh Hoài Đức ở Bình Dương, học đến năm cuối bậc trung học tôi quyết định thoát ly tham gia cách mạng. Trước ngày thoát ly, tôi tìm đến thăm thầy lúc đó đang dạy ở một trường tiểu học thuộc quận 11. Thầy căn dặn những việc hệ trọng, cho tôi tiền làm lộ phí. Chính những lời căn dặn đó đã trở thành hành trang giúp tôi vượt qua mọi gian lao cho đến ngày thắng lợi”. Sau 1975, việc đầu tiên của ông Tâm là ghé thăm thầy Năm Nhạc. Hai thầy trò ôm nhau trong niềm vui vỡ òa.

Ông Nguyễn Văn Chí, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, thì nói thầy Năm là tấm gương và người truyền cảm hứng cho ông qua sinh hoạt hàng ngày. “Những điều này đi vào tôi lúc nào chẳng hay. Trong những năm tháng sống chung với thầy tôi đã dần khắc phục một số nhược điểm, khuyết điểm của bản thân như tập thể dục thường xuyên, biết chơi một môn thể thao, thường xuyên đọc sách, tấm lòng luôn rộng mở với mọi người, sẵn sàng chấp nhận, đương đầu với mọi rủi ro, thách thức đến với mình”, ông Chí nói.

Hnh phúc bên thy

Ông Nguyễn Minh Triết, nguyên Chủ tịch nước, tâm sự những giờ học, những buổi đùa chơi với bạn bè ở trường Nhạc Thanh đã 70 năm qua vẫn sống mãi trong lòng ông. “Từng ngày, từng ngày, lòng yêu thương, sự bao dung và những bài học của thầy Năm – qua lời giảng và cách sống của thầy – cứ thấm dần vào tâm trí chúng tôi, giúp mỗi người nhận ra mình ngày càng tốt thêm, trưởng thành và tiến bộ thêm lên”. Nhờ những kiến thức thầy cho, ông thi đậu vào trường Pétrus Ký, học lên đại học rồi tham gia kháng chiến. “Dù tuổi đời chồng chất nhưng tụi tôi không bao giờ quên công ơn của thầy. Mỗi năm anh em lại tề tựu về thăm thầy, lòng bồi hồi xúc động. Ai cũng hạnh phúc được ngồi bên thầy, được nghe lời thầy nói như những ngày nào. Chúc thầy mãi mãi trường thọ”.

Bà Lê Thị Hằng, nguyên giáo viên, trải lòng: “Đã hơn 70 năm từ khi tôi rời mái trường xưa mà tiếng thầy giảng dạy như còn văng vẳng bên tai… Tôi còn nhớ lớp học đầu tiên của chúng tôi không tới 20 học sinh. Lớp học là chái nhà rất đơn sơ, bàn ghế ghép từ mấy cây tầm vông với mấy tấm ván vụn, nhưng cách giảng dạy của thầy đã khiến không ít học trò mơ ước được làm thầy cô giống như thầy để dạy học và được học trò quý trọng, thương mến. Tôi đã cố gắng rất nhiều để thực hiện được mong ước ấy”, bà Hằng cười hạnh phúc.

Còn bà Nguyễn Thị Chảy thì nhớ: “Thời học ở trường Nhạc Thanh, bà Bảy, má thầy, làm bánh phồng mì để bán. Khi nấu chín khoai mì để quết và cán bánh phồng, bà luôn để dành những củ khoai nhỏ, những củ khoai sượng rất ngon cho tụi nhỏ chúng tôi. Trường học vui quá. Ngày nào tôi cũng háo hức đến trường”.

Quang Ân

Bình luận (0)