Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Nhà thơ Hải Như – Một thế kỷ suy tư

Tạp Chí Giáo Dục

Ti ta đàm “Nhà thơ Hi Như – Mt thế k suy tư”, nhà văn Trnh Bích Ngân – Ch tch Hi Nhà văn TP.HCM cho biết: “Nhân k nim 100 năm ngày sinh ca nhà thơ Hi Như (1923-2023) công chúng đã nhn ra rõ hơn mt hành trình cm bút cn trng, trách nhim và tâm huyết khiến đng nghip thế h sau càng thêm trân quý và n phc. Nhà thơ Hi Như thc s đã đ li mt chân dung sáng to đưc bi đp c hai yếu t, tác phm và nhân cách”.


Tác phm đưc in li ca nhà thơ Hi Như

Đối với công chúng, tên tuổi nhà thơ Hải Như được biết đến rộng rãi với ca từ của bài hát “Thành phố hoa phượng đỏ” phổ biến hơn nửa thế kỷ qua. Lời thơ của nhà thơ Hải Như tạo ra dấu ấn riêng biệt cho thành phố cảng.

Không chỉ có tấm lòng sâu nặng với Hải Phòng, bước chân của nhà thơ Hải Như đã in trên nhiều vùng đất và để lại những câu thơ ân tình. Với cố đô Huế, ông tha thiết: “Tôi gọi sông Hương là con sông nhớ/ Chợ Đông Ba, tôi gọi chợ Chờ/ Tôi đến Huế mới ngày đầu ngắn ngủi/ Bị lạc đường trong chiếc nón bài thơ”. Với cao nguyên Đà Lạt, ông nôn nao: “Thành phố của những chiếc dù xinh/ Người yêu che cho người yêu đi trong mưa tình tự/ Thành phố hoa đầy vườn/ Tưởng nắm được mây bay/ Ta chẳng gọi xứ sở của thông, ta gọi: Quê hương mây vào cửa sổ”.

Thơ Hải Như giàu chất suy tư. Ông luôn ngắm nhìn xung quanh ở cả chiều sâu số phận lẫn chiều rộng văn hóa. Tuy nhiên, mảng thơ nổi bật nhất trong sự nghiệp của nhà thơ Hải Như là đề tài Hồ Chí Minh. Nhà thơ Hải Như quan niệm: “Tôi không làm báo về Hồ Chí Minh, không xưng tụng lãnh tụ mà thông qua nhân vật trong bài thơ của tôi người đọc rút ra được bài học hoặc liên hệ với mình, đó là chức năng của văn học. Làm thơ về đề tài Hồ Chí Minh, tôi mong muốn được gửi gắm, ký thác những điều suy nghĩ theo năm tháng, cuộc đời. Tôi viết về con người Hồ Chí Minh theo cảm nhận của riêng tôi và gửi gắm vào đó những nỗi niềm của mình chứ không chỉ minh họa Cụ Hồ là lãnh tụ và công đức”.

Từ bài thơ đầu tiên “Chúng cháu canh giấc Bác ngủ, Bác Hồ ơi” viết ngày 8-9-1969 đến những bài thơ cuối cùng trong cuộc đời mình, nhà thơ Hải Như đã chắt chiu những cảm hứng trong lành nhất, trìu mến nhất, sâu sắc nhất để sáng tác về đề tài Hồ Chí Minh. Khi điểm lại những tập thơ quan trọng mà nhà thơ Hải Như từng công bố, chẳng hạn tập thơ “Trái đất mai này còn lại tình yêu” in năm 1985, tập thơ “Bài thơ trên bến Nhà Rồng” in năm 1990, hoặc tập “Thơ viết về Người” in năm 2004, độc giả bắt gặp những trang viết lấp lánh về hình tượng Hồ Chí Minh. 

Đề tài Hồ Chí Minh trong thơ Hải Như không dừng lại ở những mỹ từ mà thúc giục bạn đọc nghĩ về Bác Hồ bằng những tâm tư lắng đọng hơn. Mường tượng bối cảnh chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành xuống thuyền bôn ba tìm kiếm con đường cách mạng, ông viết: “Nước bị mất trước sau giành được lại/ Nhưng triệu triệu trang đời có lặp lại kiếp xưa không/ Sao cho mọi cuộc đời đều nhận ra chân hạnh phúc/ Áo cơm cần, nhưng mỗi con người đòi một mối cảm thông”.

Đặc biệt, hình tượng Hồ Chí Minh trong đời thường, được nhà thơ Hải Như nâng lên thành những bài học nhân sinh có ý nghĩa. Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là câu chuyện thường xuyên xuất hiện trong thơ Hải Như, ở nhiều cung bậc khác nhau. Thông qua hình tượng Hồ Chí Minh, những câu thơ Hải Như réo gọi từng người Việt Nam “gạn đục khơi trong” để hướng về phía trước, để hướng về chính nghĩa.

Kiu Khánh

Bình luận (0)