Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Không kiểm tra để học sinh cảm nhận “Trường học hạnh phúc” là có thật!

Tạp Chí Giáo Dục

Gn đây, S GD-ĐT TP.HCM yêu cu giáo viên không kim tra ming đu gi kiu bt cht vì s làm cho tiết hc căng thng nếu hc sinh b đim kém. Làm như thế, trưng hc không còn ý nghĩa là môi trưng hnh phúc, vui tươi ca hc sinh.


Theo tác gi, vic kim tra ming đu gi là cn thiết nhưng cách làm này đã “c đin” lm ri (nh minh ha). Ảnh: Anh Khôi

Trên một số báo và trang mạng xã hội, vấn đề này được bình luận nhiều chiều. Người cho rằng không kiểm tra miệng đầu giờ thì học sinh sẽ làm biếng học, đó là việc phải làm để kiểm tra các em có học bài không, hiểu bài đến đâu; người khác lại nói kiểm tra miệng làm cho học sinh mất tinh thần, mất hứng thú ngay đầu tiết học… Với kinh nghiệm từng là học sinh luôn bị ám ảnh kiểm tra miệng đầu giờ và từng dạy học (bậc THPT) cũng như làm công tác quản lý, tôi xin có đôi điều trao đổi về vấn đề này.

Chuyn th nht – Ni s hãi khi b kim tra ming đu gi

Tôi năm nay gần 70 tuổi nhưng nỗi sợ hãi khi bị kiểm tra miệng đầu giờ ngày còn đi học cấp 3 (lớp 8, 9, 10 của hệ 10 năm ở miền Bắc) vào những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ 20 vẫn ám ảnh tới bây giờ. Tôi là học sinh vùng nông thôn, học rất kém môn toán nên thường bị giáo viên toán là thầy Phiệt gọi lên bảng hàng tuần. Khổ nỗi, những bài tập thầy ghi lên bảng, tôi không làm được một phép tính nào vì khó quá! Thầy cũng rất bực bội, nghĩ rằng trò không học bài cũ nên hét to lên: “Răng mi dốt câm dốt cảy rứa Đồng?” (nghĩa là “Sao mày lại dốt đặc vậy Đồng?”), làm tôi rất xấu hổ, toàn thân run rẩy, sợ hãi. Đến nỗi bây giờ, dù 50 năm đã qua, thỉnh thoảng tôi nằm chiêm bao thấy thầy gọi lên bảng và không làm được bài. Cuối tuần, trong giờ “Sinh hoạt lớp”, thầy chủ nhiệm kêu lần lượt những học sinh không thuộc bài trong tuần lên đứng trên bảng để thầy hỏi lý do và từng em hứa khắc phục rồi mới về chỗ ngồi. Từ đó, mỗi ngày trong tuần khi đến giờ toán, tôi thường sợ hãi, không còn tinh thần để học. Thấy bóng thầy Phiệt bước vô lớp là tim tôi đập loạn xạ. Giờ toán với tôi là một giờ học cực hình, chỉ mong mau chóng có tiếng trống báo giờ ra chơi. Tôi học kém môn toán nhưng lại học tốt các môn xã hội như văn, sử, địa và tới các tiết học đó, tôi linh hoạt hẳn lên, xung phong phát biểu xây dựng bài.

Chuyn th hai – Vào chiến trưng, ra quân hc đi hc, tôi tr thành thy giáo

Cuối năm 1974, sau 6 tháng huấn luyện, tôi cùng đơn vị vượt Trường Sơn, vượt qua đất bạn và vào đến tận miền Tây Nam bộ chiến đấu. Tháng 7-1977, tôi được ra quân và ôn thi, đậu vào ngành văn Trường Đại học Cần Thơ. Sau 4 năm đại học, tôi ra trường và được phân công về giảng dạy tại một trường vùng sâu, vùng xa. Trường thiếu giáo viên văn nên học sinh trong những tuần đầu rất thích học, nhưng từ từ các em tỏ ra sợ học vì tôi thường máy móc, theo 5 bước lên lớp một cách cứng nhắc. Cụ thể là cứ vào lớp, tôi thường kêu học sinh lên trả bài miệng đầu giờ. Do chưa có kinh nghiệm, tôi gọi học sinh lên mới ra câu hỏi nên nhiều em không trả lời được. Có em bước lên bảng, mặt mày xanh xám, rất tội nghiệp. Có em không thuộc bài, trưa về nhà bỏ cơm, buồn bã, sốc tâm lý… Có khi tôi cho các em “nợ điểm”, lần sau học bài tốt hơn, xung phong lên bảng trả lời để “trả nợ”. Sau này tìm hiểu, tôi mới biết học sinh lớp 10, lớp 11 ở vùng thôn quê thường làm công việc đồng áng, vườn tược phụ giúp gia đình. Học xong về nhà là nhảy ra ruộng cắt lúa hoặc làm cỏ, be bờ… Việc học của các em còn nhiều hạn chế, ít khi thuộc bài khi hỏi bất chợt là vậy. Tôi thường băn khoăn, suy nghĩ nếu cứ hỏi vài em trong 15 phút kiểm tra miệng đầu giờ để “đánh giá” cả lớp thuộc bài là chưa chính xác. Hơn nữa, bản thân từng ám ảnh những lần trả bài đầu giờ ngày xưa nên tôi tìm cách khác để kiểm tra mà vẫn đạt yêu cầu.

Chuyn th ba – Mnh dn “xé rào” đ hc sinh có nim vui trong gi hc

Trước thực trạng của việc kiểm tra miệng đầu giờ đã gây ra nhiều hệ lụy và cũng là những nỗi ám ảnh của bản thân từng “trải nghiệm sâu sắc” hồi nhỏ, tôi càng thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của học sinh. Vì vậy, tôi mạnh dạn “xé rào” để tạo niềm vui trong giờ dạy học. Cách một: Bước đầu tiên vô lớp, lẽ ra kiểm tra miệng trước khi vào bài mới nhưng tôi không làm vậy mà nói cho học sinh biết sẽ kiểm tra miệng trong quá trình dạy bài mới khi cần liên hệ, đối chiếu những kiến thức liên quan. Hiệu quả tiết dạy được nâng lên rõ rệt. Vì tâm lý thoải mái, vì có cảm hứng học tập nên các em đều xung phong trả lời trôi chảy những câu hỏi mà tôi đưa ra. Cách hai: Khi vào lớp, đợi các em học sinh ngồi xuống, tôi nhờ lớp phó văn nghệ bắt nhịp cho cả lớp hát một bài hát tập thể như bài “Bụi phấn” chẳng hạn. Một không khí cởi mở, chan hòa bao trùm khắp lớp trong những tiếng hát đầy hứng khởi. Tôi thông báo sẽ làm bài kiểm tra 15 phút cuối giờ (thay vì kiểm tra miệng) sau khi học xong bài mới. Kiến thức kiểm tra sẽ nằm trong bài học hôm nay… Cách ba: Chia nhóm học tập và gọi nhóm nào xung phong trả lời câu hỏi kiểm tra miệng. Cả ba, bốn học sinh trong nhóm sẽ lần lượt trình bày, bổ sung hoàn thiện câu trả lời. Nếu còn thiếu, xin mời các em còn lại dưới lớp bổ sung… Lưu ý, khi ra câu hỏi kiểm tra miệng, giáo viên phải dừng lại trong vòng một phút để học sinh chuẩn bị tâm thế trả lời. Tránh tình trạng vừa dứt câu hỏi vừa gọi ngay bất chợt thì học sinh sẽ bị động, lúng túng, thiếu sự bình tĩnh khi trả lời mà chúng ta thường nói là “quên trước quên sau”.

Theo tôi, việc kiểm tra miệng đầu giờ nhằm mục đích kiểm tra việc học sinh có học bài cũ hay không là cần thiết nhưng cách làm này đã “cổ điển” lắm rồi. Cần có sự nhìn nhận, xem xét lại để có sự thay đổi trong hoàn cảnh chúng ta đang xây dựng “Trường học hạnh phúc”. Việc kiểm tra miệng rất cần sự năng động, sáng tạo trong cách làm, cách thực hiện mà vẫn đảm bảo được yêu cầu của các bước lên lớp. Cụ thể là kiểm tra trong giờ học, cuối giờ học; kiểm tra 15 phút bằng giấy…, không nên cứng nhắc là cứ kiểm tra đầu giờ thường gây ra nhiều hệ lụy, tổn thương tâm lý học sinh.

Có nhiều cách để học sinh hiểu bài, tự giác học bài nhưng giáo viên cần phải có năng lực thực sự; dạy hay, dạy hấp dẫn, học sinh nắm kiến thức và vận dụng được ngay trên lớp. Vì vậy, nên bỏ bước kiểm tra miệng đầu giờ như đã làm bấy lâu nay để học sinh cảm nhận được “Trường học hạnh phúc” là có thật.

ThS. Lê Đc Đng

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)