Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Nhận thức đúng mới thấu hiểu và bao dung

Tạp Chí Giáo Dục

Các vn đ v gii vn đã hin hu trưc mt. Ngoài gii tính nam và gii tính n, xã hi còn gii tính th ba (đng tính, gay, les) tác đng đến tng khía cnh trong đi sng. Nhn thc đưc tng gii, chúng ta s phn nào thu hiu và bao dung hơn vi ngưi xung quanh cùng nhng điu tưng như d bit, l lm vi mình.


TS. H Khánh Vân (Phó Trưng khoa Văn hc, Trưng ĐH Khoa hc Xã hi và Nhân văn, ĐHQG TP.HCM) đang chia s v công tác giáo dc gii tính

Do góc nhìn mi ngưi

TS. Phạm Quốc Lộc (Hiệu trưởng Trường ĐH Thái Bình Dương) cho biết, nhiều người thường nhầm lẫn giữa giới và giới tính, cho rằng hai từ này là một, nhưng không phải. Theo định nghĩa của Judith Butler (tác giả cuốn sách “Rắc rối giới”), giới có nghĩa chỉ hành vi, hành động, vai trò mà xã hội quy định là của nam giới hay nữ giới. Còn giới tính chỉ những đặc điểm sinh học, sinh lý để xác định một cá thể thuộc giống đực hay giống cái. “Chính vì dễ nhầm lẫn nên chúng ta đã tự đặt cho mình những mặc định tưởng chừng không thể thay đổi. Từ đó tạo nên những rắc rối cho bản thân và người xung quanh”, TS. Lộc chia sẻ.

Người ta mặc định nam giới phải mạnh mẽ, nói to, hét lớn, được ra ngoài xã hội kiếm tiền, làm trụ cột gia đình… Còn nữ giới phải nhu mì, dịu dàng, có trách nhiệm làm nội trợ, sinh con và dạy dỗ con cái. Điều đó đã làm xuất hiện một số câu nói: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”, hay “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”… Những người có bề ngoài là nữ nhưng tính cách như nam và ngược lại được cho là người không được bình thường: đồng tính, gay, les… Những người này từng bị kỳ thị, không được chấp nhận. Tất cả là do con người thiết lập, từ đời này qua đời khác, họ luôn nghĩ đó là chuyện hiển nhiên và trở thành quy luật. Đây cũng là một trong những lý do dẫn đến sự bất bình đẳng giới trong xã hội buộc nhiều người phải không ngừng đấu tranh để tìm lại sự công bằng.

TS. Dương Hiền Hạnh (Giám đốc chương trình thạc sĩ ngành Công tác xã hội thuộc Viện Đào tạo sau ĐH, Trường ĐH Thủ Dầu Một) nhận định, rắc rối là do góc nhìn của mỗi người. Giáo dục trong gia đình khẳng định và ăn sâu vào tâm thức nhiều nữ giới: Làm chị phải luôn nhường nhịn các em, hy sinh mọi thứ vì gia đình, không để gia đình bị khinh thường; là con gái phải “ăn coi nồi, ngồi coi hướng”, đi đứng dịu dàng, ăn nói nhỏ nhẹ… Điều đó khiến nữ giới cảm thấy mình thấp bé hơn so với nam giới vì nam không phải làm những điều đó mà chỉ có trách nhiệm kiếm tiền nuôi gia đình, được quyền mạnh bạo, nói to, gia trưởng… Khi hai phía không có tiếng nói chung sẽ xảy ra những rắc rối, mâu thuẫn trong cuộc sống. “Việc phân biệt giới là chuẩn mực mà xã hội đưa ra để dễ quản lý, vai trò của nam, nữ cũng được quy định từ xa xưa. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng ta không được thay đổi vì phụ nữ vẫn có thể mạnh mẽ, bước ra xã hội làm việc và khẳng định chính mình, tự tạo ra thu nhập cho bản thân. Ngược lại, nam giới vẫn có thể làm những việc mà phụ nữ từng làm để tạo nên sự cân bằng giữa hai giới, không phía nào đau khổ vì những định kiến, mặc định đã được tạo nên”, TS. Hạnh khẳng định.

Cùng to ra hnh phúc

Nếu như trước đây, xã hội chỉ thừa nhận giới tính nam và giới tính nữ thì hiện nay giới tính thứ ba (đồng tính, gay, les…) cũng dần được chấp nhận. Với nhiều tâm huyết nghiên cứu về giới, TS. Hồ Khánh Vân (Phó Trưởng khoa Văn học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP.HCM) cho biết, hiện nay nhận thức về giới đã suy nghĩ tích cực hơn. Cụ thể, trong một số mẫu điền thông tin cá nhân hiện nay, ngoài giới tính nam, nữ còn có mục cho giới tính thứ ba hoặc “không muốn nói”. Một số nơi có nhà vệ sinh, ngoài hai cửa dành cho nam và nữ còn có cửa cho giới thứ ba để họ thấy mình được thừa nhận, tôn trọng không còn kỳ thị. Nhiều gia đình đã xóa bỏ định kiến về giới. Với họ, nam hay nữ không quan trọng miễn là họ có thể trao đổi với nhau, thấu hiểu nhau để tạo ra hạnh phúc. Tất nhiên vẫn còn nhiều gia đình định kiến về giới, giới tính rõ ràng. Để thoát ra khỏi định kiến này, người trong cuộc phải đấu tranh quyết liệt để giành lại chính mình. Nếu ai cũng có cái nhìn thoáng, thấu hiểu và cảm thông cho nhau thì xã hội sẽ công bằng, mọi người đều bình đẳng với nhau và việc phân biệt giới hay giới tính sẽ không còn quan trọng hay rắc rối nữa.


Các bn tr tham d s kin VietPride TP.HCM din ra trên ph đi b Nguyn Hu (Q.1) hi tháng 10-2022 nhm lan ta các giá tr v bình đng gii

Về giáo dục giới tính, TS. Vân cho rằng, giáo dục giới tính càng sớm càng tốt nhưng tùy vào độ tuổi sẽ có nội dung giáo dục khác nhau. Giáo dục giới tính không chỉ giúp các bạn trẻ nhận ra được những thay đổi của bản thân, tự bảo vệ mình mà còn tránh được những rắc rối trong cuộc sống. “Thời gian qua có một số sinh viên mang thai phải xin nghỉ học vì không biết sử dụng biện pháp tránh thai, không biết đến que thử thai, thậm chí khi sinh con ra các em còn đem con bỏ thùng rác, bỏ ngoài đường… Đây là hệ quả của việc các em chưa được giáo dục giới tính một cách cụ thể. Chúng ta vẫn còn tâm thế tránh né việc giáo dục giới tính vì ngại nói ra, một số thầy cô giáo cũng vậy, khi giảng dạy tới bài về giới tính thường nói qua loa để học sinh tự tìm hiểu”, TS. Vân cho biết.

Các chuyên gia cho rằng, dù hiện tại công nghệ thông tin đã phát triển, chỉ cần lên mạng là có thể tìm thấy bất kỳ thông tin cần. Tuy nhiên, máy móc không thể thay thế con người trong việc giáo dục giới tính mà rất cần con người, nhất là thầy cô giáo, cha mẹ. “Về phía cha mẹ phải chấp nhận ngày nay trẻ dậy thì sớm hơn thế hệ trước. Bỏ diễn ngôn “con nít… ranh” để giáo dục giới tính cho trẻ. Chúng ta đừng so sánh mình với trẻ bây giờ vì các em chỉ phát triển một cách tự nhiên, dậy thì sớm chứ không phải trẻ tự mong muốn. Thay vì cấm đoán trẻ không được như thế này, như thế kia, phụ huynh hãy giúp con biết kiến thức về giáo dục giới tính và chấp nhận những thay đổi từ bên trong cơ thể của con để đồng hành cùng con”, TS. Vân chia sẻ.

Bài, ảnh: H Trinh

Bình luận (0)