Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Mái ấm của lưu học sinh Lào trên đất Việt

Tạp Chí Giáo Dục

B qua khong cách v ngôn ng, văn hóa, nhiu gia đình TP.Đà Nng đã tình nguyn đón các lưu hc sinh Lào đang theo hc ti các trưng ĐH trên đa bàn thành ph v cùng. H quan tâm, chăm sóc và chia s vi các bn lưu hc sinh Lào bng tình thân ca mt gia đình…


Bà Trn Th Nguyn và các con gái nuôi ngưi Lào

Các cháu cũng như con ca mình

Ngày cuối tuần, ông Nguyễn Tiến Dân (70 tuổi) ở phường Thanh Khê Đông (quận Thanh Khê) trở dậy từ rất sớm để cùng vợ xách làn ra chợ mua sắm thực phẩm về làm cơm cùng các con lưu học sinh Lào vừa đến ở cùng gia đình. Món bánh xèo được vợ chồng ông thống nhất lựa chọn để giới thiệu đến các con một nét văn hóa ẩm thực của Đà Nẵng. Sau phiên chợ sớm để chọn những thức rau, tôm tươi tắn nhất đầu ngày, ông bà cùng 5 người con Lào dùng bữa sáng, thưởng thức ly cà phê và cùng trò chuyện bằng tiếng Việt. Ông Dân kiên nhẫn tập cho các bạn trẻ phát âm từng từ một. Câu chuyện kéo dài sang cả lúc chuẩn bị bữa cơm trưa trong những âm vần trọ trẹ và nhiều tiếng cười. Ông Dân bảo: “Các cháu cũng như con cái của mình. Xa quê đến đây học tập nên vợ chồng tôi hỗ trợ hết mức có thể để giúp các cháu hòa nhập, làm quen. Các cháu cũng xem tôi như người thân trong gia đình, sau một ngày học trên giảng đường có gì vui đều về chia sẻ lại. Những gì các cháu chưa biết thì về lại hỏi chúng tôi”.

Em Phommasyda Namfon đang theo học năm thứ nhất tại Trường ĐH Sư phạm – ĐH Đà Nẵng cho biết: “Em chưa rành tiếng Việt, chưa biết nhiều về truyền thống văn hóa Việt Nam. Ở đây, ba Dân bày cho em và các bạn nhiều thứ. Tối nào ba cũng tranh thủ dành thời gian để hướng dẫn em và các bạn. Ở đây, em thấy như được ở nhà mình, nỗi nhớ nhà vì thế được xoa dịu hơn so với những ngày đầu vừa từ Lào đến Đà Nẵng theo học”.

Đợt nhận các lưu học sinh Lào về với gia đình Việt cách đây gần 3 tuần, ông Dân bàn với vợ nhận luôn cả 5 sinh viên Lào, thay vì 2 sinh viên như mong muốn của phường. “Chật bụng chứ không chật nhà. Tình cảm là thứ đáng trân quý. Tôi nhận các cháu về cũng là cách để truyền thống tương thân tương ái tốt đẹp của người Việt được lan tỏa đi xa hơn”, ông Dân bộc bạch.

Tháng trước, gia đình ông Hồ Tấn Hòa ở phường Nại Hiên Đông (quận Sơn Trà) cũng đón lưu học sinh Vongsalath Viphavanh – sinh viên Trường ĐH Kinh tế – ĐH Đà Nẵng về ở cùng gia đình theo chương trình ở nhà dân (homestay) dành cho lưu học sinh Lào đang theo học các trường ĐH trên địa bàn TP.Đà Nẵng năm 2022. Khá thạo tiếng Việt nên Vongsalath Viphavanh nhanh chóng hòa đồng cùng nhịp sống của gia đình.


Lưu hc sinh Lào Vongsalath Viphavanh cùng các bn nh trong gia đình Vit hc tiếng Lào và tiếng Vit

Ông Hồ Tấn Hòa chia sẻ: “Gia đình tạo điều kiện hết sức để giúp cháu hòa nhập, bắt nhịp với cuộc sống mới ở quê mới”. Hòa cùng cuộc sống của người dân Đà Nẵng, Vongsalath Viphavanh rất tích cực trong giao lưu, tìm hiểu văn hóa địa phương và trau dồi vốn tiếng Việt. Vongsalath Viphavanh cũng đã giới thiệu những nét đẹp về văn hóa ẩm thực Lào, tự tay chuẩn bị các loại thực phẩm và chế biến các món ăn mời cả gia đình, như món đặc sản là gỏi đu đủ (Tăm mạc hùng) dùng với xôi và gà nướng. Vongsalath Viphavanh cho biết, đây là món ăn dễ chế biến, gần giống với gỏi đu đủ của Việt Nam nhưng có vị cay hơn, có thể điều chỉnh phù hợp theo vị chua ngọt, không mặn khi ăn kẹp với rau muống và ngò tây. Điều đặc biệt là người Lào không sử dụng đũa khi ăn, Vongsalath Viphavanh đã giới thiệu và hướng dẫn mọi người trong gia đình dùng tay nắm xôi nếp thành từng viên nhỏ để thưởng thức món ăn. “Cả gia đình đã có bữa cơm rất thú vị, các cháu nhỏ trong gia đình rất thích thú với hương vị và kiểu ăn của người Lào. Trong thời gian ở, sinh hoạt cùng gia đình, Vongsalath Viphavanh luôn vui vẻ, cởi mở, hòa đồng cùng mọi người. Thời gian rảnh em thường tham gia phụ nấu ăn, dọn dẹp và dạy các cháu nhỏ trong gia đình học tiếng Lào”, ông Hồ Tấn Hòa nói.

Nhng cô gái Lào mang tên Vit

Trong chương trình đón lưu học sinh Lào về cùng nhà dân, bà Lưu Thị Nghĩa – Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Hòa Khánh Nam (quận Liên Chiểu) đã nhận nữ sinh viên Vông ga Lun Thíp Đa Vanh – lưu học sinh Lào đang học tại Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng) làm con gái nuôi. Vông ga Lun Thíp Đa Vanh đến từ tỉnh Luông Pha Băng (Lào). Để tạo cảm giác gần gũi, bà Nghĩa đặt cho con gái nuôi người bằng tên Việt Nam là Lưu Thị Chi. “Ngoài em, mẹ Nghĩa cũng nhận thêm 3 sinh viên Lào nữa làm con nuôi và đặt tên là Châu, Trang và Linh. Ngày đầu mới qua Việt Nam, em rất nhớ nhà. Được gặp mẹ Nghĩa, mỗi lần nghe mẹ gọi tên bằng tiếng Việt, chúng em vui lắm. Thấy thân thương như chính mẹ mình ở bên kia gọi mỗi ngày”. Bà Nghĩa kể lại: “Khi các con mới đến Việt Nam, tôi nói chuyện mà… mỏi cả tay vì cứ “múa” liên tục để làm sao cho các con hiểu. Tôi cố gắng để các con nói được tiếng Việt để hoàn thành tốt việc học. Tôi thường cho các con đi theo những cuộc hẹn với các bạn, đi chợ, tham quan danh lam thắng cảnh ở Đà Nẵng… để thưởng thức những món ẩm thực truyền thống của người Việt và nói thạo tiếng Việt”.

Hai lưu học sinh Lào là Lô Di An Na An Ta Ny và Bu San Na On Chan cũng được bà Trần Thị Nguyện ở phường Hòa Khánh Nam nhận làm con nuôi và đặt tên là Đào và Mai. Chồng bà là ông Đào Trọng Sáu thông thạo tiếng Lào nên quá trình dạy tiếng Việt cho các con gặp vướng mắc gì bà đều nhờ chồng hỗ trợ. “Ông ấy thạo tiếng Lào nhưng tôi thường bắt các cháu phải thực hành tiếng Việt để tiện cho việc học. Lúc nào gặp câu khó diễn đạt quá thì mới nhờ đến ông hỗ trợ”, bà Nguyện nói. Trong các bữa cơm sum họp, vợ chồng bà Nguyện đều chuẩn bị các món ăn truyền thống của cả hai nước Việt Nam và Lào. Ông bà cũng sắm thêm cho các con áo dài truyền thống để mặc mỗi dịp lễ, Tết. “Hạnh phúc nhất là khi trở lại thăm mình, các con đều đồng thanh nói to: “Ba mẹ ơi, con Đào, Mai về đây ạ””, bà Nguyện rưng rưng kể.

Phan Vĩnh Yên

Bình luận (0)