Hội nhậpGiáo dục khắp nơi

Thách thức cho những học sinh, sinh viên vô gia cư ở Mỹ

Tạp Chí Giáo Dục

Trưc khi đi dch xy ra vào tháng 3-2020, Faith – mt bà m đơn thân có hai con, mt hc lp ba và mt hc lp năm, cô đang làm vic ti mt sân vn đng th thao Houston. Cô đã và đang tri qua mt thi k vô cùng khó khăn, trng tâm ca cô lúc đó là “tr tin phòng và tin gi tr”, cô chia s trong mt cuc phng vn.


Trưc đi dch, khong 1,28 triu tr em đã phi tri qua tình trng vô gia cư. Ảnh: Getty Images

Nhưng sau khi đại dịch bắt đầu, sân vận động đã hủy các trận đấu và Faith bị mất việc làm. Không lâu sau đó, cô và các con bị đuổi ra khỏi nhà.

“Khi họ cắt giảm giờ làm và sau đó là cắt giảm đi công việc của tôi, tôi không kiếm được tiền đủ để trang trải cho cuộc sống và lo cho các con” Faith, một người mẹ trẻ người Mỹ gốc Phi chưa học hết cấp ba, chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn được tổ chức tại một nơi trú ẩn lớn dành cho các gia đình và an toàn dành cho người vô gia cư. Faith – cái tên là một bút danh để bảo vệ quyền riêng tư của cô ấy, cô đã bộc bạch với nhóm nghiên cứu của tôi vì một nghiên cứu được tạo ra để hiểu rõ hơn về tình trạng vô gia cư và những khó khăn mà cô cũng như các HS, SV phải trải qua trong đại dịch.

Cũng như nhiều trẻ em trên khắp đất nước, các con của Faith bắt đầu học trực tuyến vào tháng 3-2020 nhưng các em luôn gặp phải các vấn đề kỹ thuật, chẳng hạn như đường truyền internet chậm và chập chờn.

“Cho dù tôi và các con có đến đúng nơi có đường truyền tốt, đúng thời điểm thì tín hiệu và đường tuyền cũng rất tệ”, Faith nhớ lại về những thách thức của các con cô với việc tìm kiếm dịch vụ internet đáng tin cậy.

Faith cũng rất đấu tranh để giữ cho các con của cô gắn bó với việc học tập. Khi các con phải tập trung hoàn toàn vào quá trình học trực tuyến, thì chúng lại lướt xem các video của TikTok.

Cô tự hỏi làm thế nào mà những bà mẹ đang đi làm lại có thể ngồi bên con cả ngày. Bất chấp những thách thức của việc học trực tuyến, Faith cho biết, cô thích học trực tuyến hơn vì cô muốn con mình phát triển khỏe mạnh, tránh xa những rủi ro về Covid-19 khi đến trường học trực tiếp.

Tuy nhiên, Faith cảm thấy bị áp lực khi phải gửi các con của mình trở lại trường học trực tiếp trong hệ thống trường công lập của Houston vào mùa thu năm 2021, điều này khiến cô rất lo lắng, vì trường không cho phép phụ huynh lựa chọn giữa học trực tiếp hay học trực tuyến.

Các con của Faith chỉ là hai trong số khoảng 7.000 HS của Học khu Houston – khu học chánh công lập lớn thứ tám trên toàn quốc gia Mỹ – đang trải qua cảnh vô gia cư trong đại dịch Covid-19. Dữ liệu liên bang cho thấy, có 1,28 triệu HS trải qua tình trạng vô gia cư trên toàn quốc tính đến năm học 2019-2020.

H là mt tp th không nhn đưc nhiu s chú ý

Tình trạng vô gia cư của SV được Đạo luật Hỗ trợ người vô gia cư McKinney-Vento định nghĩa là các em thiếu một nơi “cố định, thường xuyên và đầy đủ” để ngủ vào ban đêm. Vô gia cư không phải lúc nào cũng có nghĩa là phải sống ngoài đường phố. Thay vào đó, vô gia cư có thể có nhiều hình thức khác nhau, chẳng hạn ở với người khác vì mất nhà ở hoặc nhu cầu kinh tế không cho phép, khoảng 78% SV vô gia cư cũng gặp tình trạng tương tự. 11% SV nghỉ ngơi ở nhà tạm trú, 7% ngủ ở các nhà nghỉ rẻ tiền và 4% khác phải ngủ ở những nơi vắng vẻ như các băng ghế trong công viên.

HS từ các gia đình vô gia cư có xu hướng di chuyển nhiều nơi và thường xuyên thay đổi trường học, điều này làm gián đoạn mối quan hệ xã hội của các em với bạn bè và giáo viên và nó cũng có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tiến bộ trong học tập của các em ở trường. Những HS, SV trải qua tình trạng vô gia cư có xu hướng khi đi học thì điểm kiểm tra và tỷ lệ tốt nghiệp thấp hơn so với những bạn học dù có thu nhập thấp khác nhưng có nơi ở ổn định.

Những chênh lệch này vẫn còn tồn tại mặc dù thực tế là luật liên bang cũng đã mở ra các điều kiện nhằm đảm bảo rằng HS, SV vô gia cư có quyền tiếp cận với nền giáo dục “công lập miễn phí, phù hợp” như mọi người khác.

Khó khăn xác đnh hc sinh, sinh viên vô gia cư

Là một phần của sự hợp tác nghiên cứu giữa Hiệp hội Nghiên cứu Giáo dục Houston và Học khu Độc lập Houston, các đồng nghiệp của tôi Meredith Richards, một giáo sư về chính sách giáo dục, và nghiên cứu sinh sau tiến sĩ J. Kessa Roberts và tôi đang kiểm tra xem đại dịch đã ảnh hưởng như thế nào đến những SV trải qua tình trạng vô gia cư, trường học và các tổ chức khác nhau hỗ trợ họ như thế nào.

Dưới đây là bốn lĩnh vực rộng lớn mà các nhà giáo dục, lãnh đạo trường học và mọi người có thể tập trung để giúp HS và các gia đình đang trải qua tình trạng vô gia cư.

Tìm ra SV nào là ngưi vô gia cư

Xác định SV là người vô gia cư có thể là một thách thức vì thường các gia đình không tiết lộ rằng họ là người vô gia cư, vì sự kỳ thị, sợ hãi hoặc các yếu tố khác, và các nhà giáo dục không phải lúc nào cũng nhận biết được các dấu hiệu của tình trạng vô gia cư ở các em HS, SV. Đại dịch khiến việc này trở nên khó khăn hơn nhiều vì nhiều em đã chuyển đổi sang học trực tuyến.

Khi một khu học chánh không xác định được HS nào đang trải qua tình trạng vô gia cư, HS sẽ không nhận được các quyền lợi mà đáng lẽ các em được hưởng theo luật liên bang. Những quyền này bao gồm quyền học ở trường cũ ngay cả khi các em chuyển đổi nơi ở, yêu cầu đưa đón HS miễn phí và tiếp cận các nguồn tài nguyên phục vụ cho học tập và cuộc sống, chẳng hạn như các em sẽ được miễn phí các khoản về đồng phục HS hoặc các chuyến tham quan.

Thay vì trường học thường thu thập thông tin về nhà ở vào đầu năm, các trường cũng có thể hỏi các câu hỏi liên quan đến nhà ở trong suốt cả năm học đó.

Cng tác và chia s d liu

Các trường học và học khu có thể hợp tác với các nhà tạm trú và các tổ chức khác nhau để đảm bảo rằng những HS đang trong tình trạng vô gia cư nhận được các nguồn trợ giúp mà họ được hưởng theo luật liên bang.

Khi các nhà tạm trú và trường học đồng ý chia sẻ dữ liệu với nhau, các khu học chánh có thể được thông báo kịp thời hơn khi HS vào một nơi tạm trú và từ đó có thể kết nối, cung cấp cho HS các đồ dùng học tập, dạy kèm hoặc các dịch vụ giúp ích cho học tập khác.

Đm bo tr em luôn đưc kết ni internet khi cn thiết

Nếu một số HS tạm thời ở xa, trường học có thể trợ giúp HS có thiết bị cần thiết và wifi để kết nối với lớp học.

Các trường cũng có thể làm việc với các nhà tạm trú, thư viện và các tổ chức khác để tạo điều kiện thuận lợi cho các phòng máy tính và hỗ trợ học tập cho các gia đình gặp tình trạng vô gia cư.

Nhn biết và đáp ng các nhu cu v sc khe tâm thn

Cảm giác bị cô lập với xã hội, thường gặp ở các gia đình trong tình trạng vô gia cư, có thể trở nên tồi tệ hơn khi trường học đóng cửa, cách ly hoặc gia đình có người thân vừa qua đời. Nhiều người như Faith, đã mất việc vì Covid-19 và sau đó bị đuổi ra khỏi nhà.

Khi giúp đỡ các gia đình đã trải qua những thử thách này, trường học có thể cung cấp các dịch vụ tập trung vào nhu cầu xã hội và tình cảm của họ.

Các nhà giáo dục cũng có thể kết nối các gia đình với dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần và các tài nguyên khác, chẳng hạn như ứng dụng, trang web và số điện thoại mà họ có thể liên lạc để nhận các dịch vụ bổ sung, nếu cần.

Khi các gia đình trải qua tình trạng vô gia cư tìm kiếm một nơi ở ổn định, trường học và học khu có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm bớt một số thách thức mà những gia đình này phải đối mặt.

Thy Phm

Bình luận (0)