Y tế - Văn hóaThư giãn

Nhớ ngày tiến về thủ đô năm ấy!

Tạp Chí Giáo Dục

Như mt cuc hn lch s, ngày 10-10 hàng năm đã tr thành ngày hi ca nhân dân Hà Ni và đng bào cc vì đây là mc son vô cùng chói li trong trang s đu tranh giành đc lp và xây dng, phát trin ca mt th đô t hào nghìn năm văn hiến.

Mt góc H Gươm yên bình ca Hà Ni hin nay

Trong ký ức của nhiều cán bộ cách mạng lão thành, ngày 10-10-1954 cho đến tận bây giờ vẫn hừng hực một khí thế hào hùng dù thời gian đã đi qua 65 năm với bao biến cố thăng trầm.

Tuy là người miền Trung nhưng đối với BS Nguyễn Hy Thiệu – nguyên Giám đốc BV Ba Lan (tỉnh Nghệ An), thủ đô Hà Nội vẫn để lại trong lòng người cán bộ cách mạng lão thành rất nhiều kỷ niệm nhất là thời gian được tham gia tiếp quản thủ đô vào ngày 10-10-1954. Vốn là một y tá có tay nghề giỏi ở một huyện miền biển ở Hà Tĩnh, khi nhập ngũ ông được tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ để vào biên chế quân y phục vụ các thương binh, bệnh binh ở hậu tuyến. Sau chiến thắng vang dội ở chiến trường Điện Biên Phủ làm nức lòng bè bạn thế giới, ngày trở về tiếp quản thủ đô đang đến gần phía trước nên tất cả đồng bào, chiến sĩ lúc bấy giờ ai cũng háo hức mong chờ như đợi tin báo tiệp. Mặc dù đã ở tuổi 95 có chuyện nhớ chuyện quên nhưng mỗi khi nhắc đến ngày trọng đại của dân tộc, ông Thiệu vẫn còn ghi nhớ mãi trong lòng…

Ông nhớ lại: “Chúng tôi đi trong tiếng hát Giải phóng Điện Biên hùng tráng, hai bên đường bà con mặc áo dài tứ thân, áo nâu non đứng chật cả đường. Đẹp nhất là các thiếu nữ Hà thành mặc áo tân thời ra vẫy cờ vẫy hoa chào đón. Mỗi đoàn đều được nhận bó hoa tươi thắm nhất mới được hái từ làng hoa Ngọc Hà vẫn còn đượm sương mai”. Nhiều nhất là giới trí thức bao gồm giáo viên các trường Bưởi, Chu Văn An, đặc biệt là giới nghệ sĩ mang đàn ra dạo rất nhiều bản nhạc để đón chào…”.

Ông Đỗ Tấn Huỳnh, một cán bộ trẻ mới ra Bắc tập kết lúc này làm việc tại Thông tấn xã Việt Nam rất may mắn đã chứng kiến được ngày trở về huy hoàng đó: “Chiều mùng 9 tháng 10 là ngày đen tối nhất của kẻ xâm lược vì trên cầu Long Biên đã chứng kiến cảnh tên lính Pháp cuối cùng rút khỏi miền Bắc. Chỉ sau một đêm không chờ tới lúc mặt trời mọc, từ khắp mọi nẻo đường của 5 cửa ô nhiều cánh quân mặc áo trấn thủ màu xanh lá cây, đội mũ vành tre gắn lá ngụy trang oai nghiêm hành quân bằng đường bộ, đường xe thay tiếng gà gáy sáng đánh thức bà con thủ đô bừng tỉnh giấc. Đoàn người tuôn về như dòng nước chảy hòa vào những dòng chảy khác mở rộng tất cả mọi cánh cửa để đón các anh về”.

Ông Đỗ Tấn Huỳnh vẫn nhớ nội dung thư gửi đồng bào Hà Nội sau ngày giải phóng thủ đô của Bác viết với đại ý: Nhờ nhân dân ta đoàn kết nhất trí, quân đội ta chiến đấu anh dũng, Hà Nội được giải phóng. Chỉ là một cụm từ ngắn gọn nhưng phải đổi lấy biết bao xương máu và những tháng ngày vất vả “máu trộn bùn non” của hàng ngàn người con thân yêu đã ngã xuống. Không chỉ là niềm vui mừng của người dân thủ đô mà ngày 10-10 còn là một sự kiện lịch sử, một ngày hội lớn của nhân dân cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài. Ngày này cũng trở thành mốc son trong lịch sử xây dựng và phát triển của thủ đô và đất nước, đánh dấu một bước ngoặt có ý nghĩa to lớn, mở ra thời kỳ phát triển mới hết sức vẻ vang trong lịch sử Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội. Thủ đô Hà Nội hoàn toàn thoát khỏi ách thống trị của đế quốc thực dân, nhân dân lao động làm chủ vận mệnh của mình, phấn khởi bắt tay vào xây dựng xã hội mới, xã hội chủ nghĩa. 64 năm đã qua, Hà Nội vẫn là trái tim cả nước để người dân khắp mọi miền hướng về mỗi khi đến ngày 10-10 để nhớ và để tri ân.

Hương Thy

 

Bình luận (0)