Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Trường nghề: Còn lâu mới tự chủ được

Tạp Chí Giáo Dục

Đến thi đim này, mc dù các trưng TC-CĐ thuc h thng giáo dc ngh nghip (GDNN) đã xây dng l trình t ch theo tng giai đon, tuy nhiên, phn ln các trưng vn chưa thc hin đưc bi t ch là… chết.

Sinh viên Trưng CĐ Công ngh Th Đc trong gi thc hành

Theo Tổng cục GDNN (Bộ LĐ-TB&XH), cả nước hiện có gần 2.000 cơ sở GDNN nhưng chỉ có 3 trường thực hiện thí điểm cơ chế tự chủ từ năm 2016, gồm: Trường CĐ Công nghệ Quốc tế Lilama II, Trường CĐ Kỹ nghệ II và Trường CĐ nghề Quy Nhơn (nay là Trường CĐ Bình Định).

Thu không đ bù chi

Tại tọa đàm tự chủ trong các cơ sở GDNN do Tổng cục GDNN phối hợp với Sở LĐ-TB&XH TP.HCM tổ chức mới đây, đại diện các trường cho rằng đã xây dựng lộ trình tự chủ nhưng việc triển khai là một vấn đề nan giải. Đại diện một trường CĐ có quy mô tuyển sinh hàng năm thuộc top giữa lo lắng: “Học phí chỉ vài triệu đồng/năm nhưng tìm đỏ mắt không ra người học. Nguồn thu chính của tự chủ là học phí và để thu bù chi thì phải tăng học phí, lúc đó không biết tuyển sinh sẽ ra sao? Trong điều kiện thực tế hiện nay, thực hiện tự chủ ngay là… chết”. Trong khi đó, TS. Nguyễn Phan Hòa (nguyên Hiệu trưởng Trường TC nghề Nhân Đạo) nhìn nhận, thực hiện tự chủ cũng là giải pháp để thanh lọc các trường nghề yếu kém về tuyển sinh, về cơ sở vật chất… nhằm giảm gánh nặng ngân sách Nhà nước. Hiện nay, vẫn còn không ít trường tuyển sinh kém nhưng hàng năm Nhà nước phải rót kinh phí để nuôi bộ máy. Như vậy các trường có tâm lý ỷ lại, không nỗ lực tìm kiếm giải pháp tuyển sinh cũng như phương thức đào tạo phù hợp với yêu cầu mới.

Ông Nguyễn Đăng Lý (Hiệu trưởng Trường CĐ Quốc tế TP.HCM) cũng đã từng đề cập một trong những giải pháp để thu hút tuyển sinh nghề, nâng cao chất lượng đào tạo là quy hoạch lại mạng lưới. Theo đó, cần sáp nhập hoặc giải thể các cơ sở GDNN tuyển sinh èo uột để tập trung đầu tư cho các trường có thế mạnh. Theo ông Lý, trong bối cảnh GDNN hiện nay, trường nào tự chủ được thì được phép tồn tại, không tự chủ được thì nên sáp nhập hoặc giải thể.

Bà Nguyễn Thị Hằng (Hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ nghệ II) chia sẻ, thời gian đầu thực hiện thí điểm cơ chế tự chủ, trường gặp không ít khó khăn. Khó khăn lớn nhất, theo bà Hằng là việc tăng học phí để bù chi. Theo đó, khi chưa tự chủ mức học phí chỉ khoảng 5 triệu đồng/năm, nhưng khi tự chủ học phí lên đến 15 triệu đồng/năm, phần nào ảnh hưởng đến người học. Tuy nhiên, nhà trường xác định việc tăng học phí đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo sinh viên ra trường đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp.

“Trong bi cnh GDNN hin nay, trưng nào t ch đưc thì đưc phép tn ti, không t ch đưc thì nên sáp nhp hoc gii th”, ông Nguyn Đăng Lý (Hiu trưng Trưng CĐ Quc tế TP.HCM) nói.

Bà Hằng cho biết thêm, để đảm bảo hoạt động khi không còn hưởng ngân sách Nhà nước, trường thực hiện sáp nhập các phòng, khoa; cán bộ, giảng viên làm kiêm nhiệm, đồng thời đào tạo phải gắn với dịch vụ. Sau 3 năm thực hiện tự chủ, trường đã ổn định về quy mô tuyển sinh, thu nhập của cán bộ, giảng viên tăng lên theo năng lực và khối lượng công việc.

T ch cn đi kèm vi quyn t quyết

Để triển khai hiệu quả cơ chế tự chủ tài chính, đại diện Trường CĐ Nghề TP.HCM đề xuất Nhà nước ban hành lộ trình tiếp cận việc tính giá cung cấp dịch vụ công lĩnh vực GDNN theo nguyên tắc thị trường. Điều này tạo điều kiện cho các đơn vị công lập được tự chủ thực sự trong việc tính toán các chi phí đầu vào, đầu ra theo cơ chế hoạt động của doanh nghiệp và có giải pháp thu hồi chi phí để tái đầu tư, đảm bảo đời sống cán bộ, giáo viên.

Theo TS. Huỳnh Thanh Điền (Trường ĐH Kinh tế TP.HCM), tự chủ là yêu cầu cấp thiết đối với trường nghề, đặc biệt trong bối cảnh bội chi ngân sách Nhà nước và chủ trương giảm chi ngân sách thường xuyên. Tuy nhiên, để tự chủ đạt hiệu quả, TS. Điền đề xuất từ nay đến 2020 cần chọn các cơ sở GDNN có năng lực trong những lĩnh vực được thành phố ưu tiên phát triển như 4 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu và 9 nhóm ngành dịch vụ để khuyến khích thực hiện tự chủ. Việc tự chủ cần được đi kèm với quyền tự quyết hoạt động quản lý của trường, cơ quan chủ quản không can dự vào công việc nội bộ, chuyên môn của cơ sở đào tạo. Trên cơ sở thực hiện thí điểm đó, rút kinh nghiệm đến năm 2021 thực hiện cơ chế tự chủ toàn phần với tất cả các trường nghề trên địa bàn. Tương tự, đại diện các trường cũng đề xuất Nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ kinh phí hoạt động trong thời gian xác định, sau đó mới ngừng chi ngân sách.

TS. Nguyễn Thị Hằng kiến nghị Bộ LĐ-TB&XH tạo mọi điều kiện để các trường được vay vốn ODA và các nguồn vốn khác để đầu tư cơ sở vật chất, chương trình và giáo trình. Đặc biệt là công tác truyền thông về tự chủ cũng cần được đẩy mạnh để mọi người có nhận thức đúng về tự chủ.

T.Anh

Bình luận (0)