Khoa học - Công nghệSản phẩm công nghệ

Google chi mạnh để tiếp cận bản quyền hàng loạt tựa game hàng đầu

Tạp Chí Giáo Dục

Sau khi vừa thông báo đóng cửa studio tự phát triển, Google Stadia bất ngờ có động thái mới để thay đổi chiến lược hoạt động mảng kinh doanh trò chơi điện toán đám mây. 
Google đã chi hàng chục triệu USD để mua hàng loạt game hàng đầu của các nhà sản xuất tên tuổi, chẳng hạn như Red Dead Redemption 2 (Rockstar Games), và NBA 2K20 (2K Sports). Ngoài ra còn có một số đầu game khác của Ubisoft,Take-Two…Trong đó, chỉ tính riêng Assassin's Creed và The Division, số tiền mà Google bỏ ra đã lên tới 20 triệu USD.
Điều đáng nói, thông tin trên được công bố chỉ một tháng sau khi Google dừng dự án game tự phát triển của studio SG&E (Stadia Games and Entertainment). Từ một góc độ nhất định, điều này phù hợp với chiến lược của Google nhằm chuyển sang phát triển công nghệ trò chơi trên đám mây Stadia và tăng cường quan hệ đối tác.
Thực tế, nền tảng Stadia có rất nhiều vấn đề, nhưng lỗ hổng chết người nằm ở khâu tiếp thị. Nếu ngay từ đầu Stadia không hứa hẹn về “tương lai của trò chơi” và cố gắng áp dụng mô hình Xbox/PlayStation ngay lập tức thì có lẽ hôm nay sẽ có một câu chuyện khác.
Đánh giá từ hiện trạng của Google Stadia, có một khoảng cách lớn giữa thực trạng hiện nay và "tương lai của trò chơi" được đề cập bởi Phil Harrison, người đứng đầu Google Stadia. Còn rất lâu nữa Google mới có thể đạt được mục tiêu về doanh số bán hàng, cũng như lượng người dùng hàng tháng theo kế hoạch đã đề ra.
Đối với Google Stadia, công ty đang cố gắng lật đổ toàn bộ ngành công nghiệp trò chơi, đó không gì khác hơn là một thất bại.
Câu chuyện đằng sau thất bại đầu tiên của Stadia
Đối với một gã khổng lồ công nghệ vốn không có nền tảng trò chơi, bố cục của thị trường không phù hợp với chiến lược của Google. Trước đó, Google có xu hướng tung ra các sản phẩm với tính năng cơ bản, sau đó cố gắng thúc đẩy tăng trưởng người dùng thông qua thử nghiệm.
Nhưng với Stadia, Google đã công khai thông tin nổi bật về dự án trước khi ra mắt chính thức, đồng thời quảng bá các tính năng sáng tạo, liên kết đa nền tảng như Smartphone, Smart TV, thậm chí cả các thiết bị console như PlayStation và Xbox. Tuy nhiên, những thông tin thiếu bất nhất được tung ra đã khiến nhiều người dùng thất vọng và quay lưng với Google Stadia.
Bên cạnh đó, việc thư viện nội dung game thiếu phong phú và hình thức kinh doanh kém hấp dẫn cũng là nguyên nhân khiến Google vấp phải thất bại đầu tiên ở lĩnh vực game điện toán đám mây. Nhằm giải bài toán này, SG&E studio đã được thành lập, nhưng đáng tiếc người dùng không kịp chờ đợi bất kỳ một tựa game độc quyền được sản xuất bởi chính Stadia.
Điều gì tạo nên Stadia ngày nay
Phil Harrison, người đứng đầu Google Stadia, định nghĩa đây là một nền tảng chơi game truyền thống, mặc dù cách suy nghĩ này hoàn toàn không phù hợp với quan điểm “Think Big, Start Small” của Google. Harrison cũng là người chú trọng vào chính sách hợp tác hơn là tự phát triển sản phẩm của Stadia.
Thời điểm studio SG&E bị đình chỉ, người đứng đầu Google Stadia cho biết việc phát triển game tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc, đồng thời chi phí cũng tăng theo cấp số nhân. Theo Harrison, mặc dù studio nội bộ bị giải tán, nền tảng Stadia sẽ vẫn hoạt động và mở cửa cho người chơi, nhưng thay vào đó, Stadia sẽ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các nhà phát triển bên ngoài.
Nói tóm lại, Stadia vẫn chưa từ bỏ việc kinh doanh trò chơi điện toán đám mây, nhưng họ không bao giờ muốn trở thành một công ty trò chơi nữa. Và đây có thể chỉ là một kiểu ngụy biện của Google cho hiện trạng của Stadia.
Trước hết, bản thân Stadia chỉ là một trong nhiều nền tảng trò chơi điện toán đám mây và đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của nhiều gã khổng lồ công nghệ như Amazon, Facebook và Microsoft. Ngoài ra, nếu Stadia là một dịch vụ đám mây thuần túy trong tương lai, so với xCloud, Steam, Epic Games, đối với những người chơi thông thường, ưu điểm còn lại của Stadia chỉ là "sự tiện lợi", một lợi thế rất nhỏ.
Không giống như Microsoft, mặc dù Stadia cũng đã sản xuất tay cầm hỗ trợ nhưng Google vẫn chưa tham gia sâu vào lĩnh vực máy chủ và thị trường phần cứng đang gặp bất lợi. Khả năng tương thích của Stadia còn hạn chế khi người dùng đòi hỏi game đám mây có thể được truy cập bởi nhiều thiết bị đầu cuối như Smartphone, TV và các nền tảng.
Google cũng từng mang đến cho người chơi nhiều kỳ vọng, khi tuyên bố sẽ tích hợp YouTube, Chrome và Android vào lên đám mây. Tuy nhiên, cách làm này thiếu lợi thế bền vững, nguyên nhân cốt lõi nằm ở việc nội dung trò chơi còn hạn chế.
Stadia hiện đang “tự đoạn một tay”, từ bỏ chiến lược đồng thời xây dựng studio và nền tảng riêng. Điều này chắc chắn sẽ khiến thị trường suy đoán sự phát triển nội bộ của Google về trò chơi đám mây đang trở nên thận trọng. Với khoản chi khổng lồ để mua bản quyền, liệu con đường tương lai của Google Stadia có trở nên bằng phẳng hơn?
Phong Vũ (theo vietnamnet)

Bình luận (0)