Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Tuyển sinh nghề giảm do dịch Covid-19

Tạp Chí Giáo Dục

Ông Đng Minh S (Trưng phòng Giáo dc ngh nghip (GDNN) – S LĐ-TB&XH TP.HCM) cho biết năm 2020, tuyn sinh GDNN ca TP ch đt 74,48% so vi ch tiêu đ ra (ch tiêu năm 2020 là 461.000 hc sinh – sinh viên).


Sinh viên Trưng CĐ Kinh tế – K thut TP.HCM tham quan doanh nghip

Tuyn sinh giáo dc ngh nghip gp nhiu khó khăn

Theo thống kê, 9 nhóm ngành dịch vụ tiếp tục chiếm tỷ lệ tuyển sinh cao với 73,14%, còn lại lần lượt là 4 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu (chiếm 20,41%) và 8 nghề tự do dịch chuyển lao động trong khối ASEAN (6,46%). Được biết, năm 2019, tuyển sinh ở 9 ngành dịch vụ là 75,87%; 4 ngành công nghiệp trọng yếu là 17,62% và 8 nghề tự do dịch chuyển lao động trong khối ASEAN là 6,52%. Tỷ lệ người học có việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo sau tốt nghiệp bình quân ở trình độ CĐ khoảng 83,05%; TC khoảng 81,16%. So với năm 2019, số lượng người học tốt nghiệp các trình độ ở các cơ sở GDNN năm 2020 giảm mạnh, trong đó CĐ giảm 13,86%; TC giảm 59,98%; sơ cấp và đào tạo thường xuyên giảm 44,1%. Năm 2019, tổng số lượng người học tốt nghiệp các trình độ là 247.366, trong đó: CĐ là 17.091 sinh viên; TC 9.992 học sinh; trình độ sơ cấp và đào tạo thường xuyên là 220.343 học viên. Tỷ trọng nguồn nhân lực sau đào tạo GDNN trong năm 2019 lần lượt là: 13,56% ở 4 ngành công nghiệp trọng yếu; 50,31% ở 9 ngành dịch vụ; 36,13% ở 8 nghề tự do dịch chuyển lao động trong khối ASEAN.

Theo ông Đặng Minh Sự, hệ thống GDNN của TP.HCM những năm gần đây có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên tâm lý coi trọng bằng cấp và chưa thấy tầm quan trọng của GDNN dẫn đến công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau trung học tại nhiều quận/huyện còn hạn chế. Đặc biệt, tuyển sinh GDNN còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Một số cơ sở GDNN chưa chủ động liên kết với đơn vị sử dụng lao động để cung cấp nguồn nhân lực theo yêu cầu của doanh nghiệp. Công tác quản lý mạng lưới cơ sở giáo dục ĐH, cơ sở GDNN còn bất hợp lý trên địa bàn, đầu tư phát triển cơ sở vật chất còn chậm, gây ảnh hưởng nhất định đến chất lượng đào tạo của các đơn vị.

Gn 1.200 t đng đu tư cho trưng ngh

Ông Lê Minh Tấn (Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) cho biết thời gian qua, hệ thống GDNN được Bộ LĐ-TB&XH, UBND TP đặc biệt quan tâm đầu tư, đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân lực chất lượng cao. Trong năm 2020, 8 cơ sở GDNN công lập thuộc TP tiếp tục tiến hành các thủ tục pháp lý liên quan để triển khai đầu tư công theo các dự án. Hội đồng Nhân dân TP đã thông qua chủ trương đầu tư với tổng mức đầu tư gần 1.200 tỷ đồng. Ngoài ra, có 7 cơ sở GDNN đã thực hiện công tác mua sắm phương tiện kỹ thuật dạy học từ nguồn vốn chương trình “Mục tiêu GDNN – Việc làm – An toàn lao động” với tổng số kinh phí là 35 tỷ đồng.

Bên cạnh đầu tư từ ngân sách Nhà nước, các cơ sở GDNN khác cũng tiến hành đầu tư cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, nâng cao chất lượng đào tạo và rút ngắn khoảng cách giữa đào tạo và thực tế sản xuất trên thị trường lao động của TP. Theo Phòng GDNN (Sở LĐ-TB&XH TP.HCM), hiện 100% các trường đã hoàn thành công tác tự đánh giá kiểm định chất lượng cơ sở GDNN. Theo lộ trình, trong quý 1-2021, 13/14 trường CĐ-TC công lập có nghề trọng điểm của TP sẽ hoàn thành việc kiểm định chất lượng cơ sở GDNN. Bên cạnh công tác kiểm định chất lượng cơ sở GDNN, việc kiểm định chương trình đào tạo cũng được các trường CĐ-TC quan tâm triển khai thực hiện. Tính đến ngày 15-12, có 9 chương trình đào tạo đã được kiểm định chất lượng. Trong đó có 7 chương trình đào tạo được kiểm định theo tiêu chuẩn của Bộ LĐ-TB&XH (gồm công nghệ thông tin (2 trường), công nghệ chế tạo máy, công nghệ kỹ thuật điện, điện công nghiệp, cơ điện tử và cắt gọt kim loại); 2 chương trình đào tạo được kiểm định theo tiêu chuẩn do các tổ chức ABET – Hoa Kỳ kiểm định (công nghệ kỹ thuật điện – điện tử và công nghệ kỹ thuật cơ khí).

NĂM 2021, TUYN 371.000 HC SINH – SINH VIÊN

Ông Lê Minh Tấn (Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) cho biết, năm 2021 sẽ tiếp tục đổi mới hình thức tuyên truyền để giới thiệu thế mạnh các ngành nghề đào tạo của từng trường, hình thức tuyển sinh, các chính sách đối với người học. Đặc biệt là mối quan hệ giữa các trường với doanh nghiệp trong việc liên kết đào tạo, tuyển dụng người học sau tốt nghiệp. Tiếp nữa là triển khai cho các trường đăng ký các dự án đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; tiếp tục tổ chức đánh giá công tác kiểm định chất lượng tại các trường công lập thuộc TP.

Trên cơ sở xác định về nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp, các trường chủ động ký kết chương trình đào tạo song hành với doanh nghiệp, cân đối hợp lý giữa học ở trường và doanh nghiệp cho hợp lý. Chủ động phối hợp với cơ sở GDNN, thông tin, dự báo nhu cầu nhân lực, giới thiệu việc làm để chủ động dự báo trong hướng nghiệp – giải quyết việc làm và ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyển dụng; theo dõi quá trình, kết quả học tập của người học tới khi ra trường và cập nhật thông tin khi có việc làm. Tổ chức đào tạo nghề cho người lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thúc đẩy gắn kết hệ thống GDNN, tổ chức/doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài để kết nối cung – cầu lao động, gắn đào tạo với nhu cầu xã hội.

Trong năm 2021, phấn đấu thực hiện công tác tuyển mới các trình độ là 371.000 người học. Trong đó, trình độ CĐ là 45.000 sinh viên; TC: 36.000 học sinh và 290.000 học viên trình độ sơ cấp và đào tạo thường xuyên dưới 3 tháng. Tổ chức đào tạo cho 5.800 lao động nông thôn và tổ chức đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực sau tốt nghiệp, tham gia thị trường lao động của TP, phấn đấu tỷ lệ lao động đang làm việc qua đào tạo đến cuối năm 2020 đạt 85%.

T.Anh

Ông Lê Minh Tấn đánh giá, từ sự đầu tư trang thiết bị, nâng chất đội ngũ nhà giáo, chất lượng nhân lực sau đào tạo dần khẳng định vị thế trong xã hội. Kiến thức chuyên môn, trình độ kỹ năng nghề của người học sau tốt nghiệp ngày càng tiệm cận thực tế sản xuất, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Ông Tấn đề nghị các cơ sở GDNN tiếp tục đẩy mạnh việc liên kết, hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp cùng tham gia đào tạo nghề. Đặc biệt là phối hợp tổ chức đào tạo liên thông tạo cơ hội cho học sinh – sinh viên học ở trình độ cao hơn. Các cơ sở GDNN cần xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin thị trường lao động giai đoạn 2021-2025, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, đặc biệt là dạy trực tuyến, hướng tới đào tạo gắn với nhu cầu xã hội. Hợp tác lao động nước ngoài bằng hình thức chuyển giao công nghệ, tiếp nhận công nghệ để sau khi về nước tiếp tục làm việc tại các doanh nghiệp.

Bài, ảnh: Trng Tri

 

Bình luận (0)