Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Giúp trẻ vượt qua bất ổn tâm lý

Tạp Chí Giáo Dục

Theo các chuyên gia tâm lý, tr đ tui v thành niên (t 10-18 tui) d gp phi chông chênh, biến đng trưc nhng yếu t ca đi sng xã hi, trong đó có yếu t tích cc hoc tiêu cc. Do đó, tr trong đ tui này rt cn có s theo sát, quan tâm t phía gia đình, nhà trưng.

Ph huynh đưa con đến khám ti Phòng khám Khoa Tâm lý (Bnh vin Nhi đng 1, TP.HCM) sáng 7-8. Ảnh: Hoài Thương

Cn đi khám khi có du hiu bt n v tâm lý

Mới đây, chị P.P.T (45 tuổi, ngụ Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) phải đưa con trai 16 tuổi đến Khoa Tâm lý, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) để thăm khám sau khi nhận thấy con có những bất ổn về tâm lý. Chị T. cho hay: Trước đây nhiều năm liền con trai chị đều là học sinh giỏi. Hai năm trở lại đây vợ chồng chị có những bất hòa trong cuộc sống dẫn đến ly thân rồi ly hôn, cũng từ lúc đó sức học của cháu trở nên sa sút, tính tình cũng thay đổi. Theo đó, cháu trở nên ít nói, dễ nóng giận và thiếu kiên trì hơn so với trước. Tại bệnh viện, các bác sĩ cho biết con trai chị bị mắc chứng trầm cảm, phải được điều trị bằng thuốc và liệu pháp tâm lý, tái khám thường xuyên. Các bác sĩ cũng đưa ra lời khuyên đối với người thân cần phải theo sát, quan tâm để nắm bắt tâm lý của cháu, kịp thời có những sẻ chia, định hướng tích cực.

Tương tự, cháu H. (13 tuổi, ngụ Q.Thốt Nốt, TP.Cần Thơ) cũng được mẹ đưa đến Bệnh viện Nhi đồng 1 để khám vì những biểu hiện “nổi loạn” trong tâm lý và hành động. Mẹ của H. chia sẻ: “H. trước đây là cô bé ngoan ngoãn, hiếu động, dù khả năng học tập không nhanh nhạy thông minh bằng các bạn cùng trang lứa nhưng bù lại cháu rất chăm chỉ, và tự lập. Khi lên THCS, vì mong cho H. có kết quả học tập tốt hơn, ngoài học ở lớp, tôi đã đăng ký cho cháu học thêm toán, tiếng Anh…, hầu như lịch học đều kín hết tuần. Tôi quá bận rộn nên cũng chỉ kịp đưa đón cháu đi học. Nghĩ H. vốn có khả năng tự lập nên tôi cũng rất ít khi trò chuyện, hỏi han chuyện học tập của cháu. Càng ngày cháu càng ít nói, bỏ lơ việc học. Tôi có chia sẻ với giáo viên chủ nhiệm lớp cháu và được khuyên đưa cháu đi khám chuyên khoa tâm lý, kết quả các bác sĩ báo H. có biểu hiện của stress học đường do áp lực học tập quá lớn”.

Vic thiếu thn tình cm, s quan tâm và đnh hưng t cha m có th khiến tr bơ vơ, tin vào bn bè, t bc l cá tính theo bn năng. Nhiu tr rơi vào tình hung xu hơn như hc tp yếu kém, lơ là, b hc…

ThS.BS Đinh Thạc (Khoa Tâm lý, Bệnh viện Nhi đồng 1) cho biết những năm gần đây số lượng bệnh nhi khám và điều trị các bệnh lý về tâm thần, tâm lý đang có sự gia tăng rõ rệt. Cụ thể, hiện nay trung bình mỗi tháng Khoa Tâm lý tiếp nhận từ 1.000-1.100 lượt khám (tăng từ 30-40%). Đặc biệt, từ năm 2018, khoa thực hiện đăng ký khám qua tổng đài, việc đăng ký và sắp xếp lịch khám trở nên dễ dàng hơn nên mỗi ngày có từ 55-60 bệnh nhân khám (trước đó chỉ khoảng 20 bệnh nhân), trong đó khoảng 35-40 bệnh nhân khám mới.

Đối với trẻ ở độ tuổi nhỏ (dưới 11 tuổi) thường đến khám do những bất ổn như rối loạn tăng động, chậm nói, mắc hội chứng tự kỷ. Đối với trẻ trong độ tuổi từ 11-18 thường có những bất ổn tâm lý như: stress học đường, lo âu, trầm cảm…; ngoài ra một bộ phận trẻ bị rối loạn xác định giới tính, tình dục. Ví dụ như trẻ có giới tính nam nhưng thích mặc đồ của nữ hoặc có bạn cùng giới.

Cha m va là bn, va là tm gương cho con

TS. Nguyễn Hoàng Dũng (chuyên gia tâm lý, Giám đốc Hệ thống giáo dục, đào tạo, hướng nghiệp Cambridge Khai Minh) cho biết thời gian gần đây đã tiếp nhận và tham vấn cho nhiều trường hợp cha mẹ than phiền vì những bất ổn tâm lý của con ở độ tuổi dậy thì. Cụ thể, trẻ có những biểu hiện thay đổi tính cách, không nghe lời, kết quả học tập sút kém, phản ứng tiêu cực trước những lời khuyên của cha mẹ… Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tham vấn tâm lý trẻ em, ông Dũng nhận định, việc trẻ có những bất ổn về tâm lý đang ngày càng gia tăng, đặc biệt là trong cuộc sống hiện đại, trẻ được tiếp cận với quá nhiều tiện ích từ rất sớm, trong khi đó cha mẹ lại quá bận rộn với công việc, ít dành thời gian chia sẻ và trải nghiệm cùng con cái. Bên cạnh đó, việc phụ huynh dồn lên vai trẻ áp lực điểm số cũng khiến các em dễ bị căng thẳng, stress trong quá trình học tập. Đặc biệt, trong số những trường hợp trẻ cần sự hỗ trợ tâm lý, phần đa xuất thân trong gia đình có sự xào xáo, cha mẹ ly hôn. Trẻ chỉ sống với cha hoặc mẹ, thiếu thốn sự quan tâm từ gia đình. Việc thiếu thốn tình cảm, sự quan tâm và định hướng từ cha mẹ có thể khiến trẻ bơ vơ, tin vào bạn bè, tự bộc lộ cá tính theo bản năng. Nhiều trẻ rơi vào tình huống xấu hơn như học tập yếu kém, lơ là, bỏ học, hoặc theo bạn xấu sa vào những tệ nạn xã hội.

“Chúng tôi luôn khuyên các bậc cha mẹ rằng, dù xã hội hiện đại như thế nào thì gia đình vẫn là nền tảng của xã hội. Dịch vụ bên ngoài có thể tốt nhưng không thể bằng tình cảm, sự tương tác trực tiếp mà cha mẹ dành cho con cái. Cha mẹ hãy vừa là bạn, vừa là tấm gương cho con. Do đó, cha mẹ nên dành nhiều thời gian cho con hơn, lắng nghe những chia sẻ của con để kịp thời động viên, khích lệ, định hướng cho con. Từ đó, gián tiếp hình thành nhân cách, tính cách và kỹ năng cho con”, ông Dũng chia sẻ.

ThS. Phan Thanh Hi
(ging viên Trưng ĐH Y Dưc Cn Thơ)

 

Bình luận (0)