Theo đó, nội dung thông tin trao đổi bao gồm: các thông tin chính thức, diễn biến, đánh giá, kết luận, kết quả xử lý vi phạm của cơ quan chuyên môn về các sự việc, vụ việc, vấn đề liên quan đến công tác đảm bảo an ninh, an toàn hàng không dân dụng; các vụ việc vi phạm an ninh, an toàn hàng không nghiêm trọng hoặc vụ việc phải phối hợp xử lý khẩn cấp; tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội liên quan đến hoạt động hàng không dân dụng, đặc biệt là tình hình địa bàn nơi có các cảng hàng không, công trình hàng không.
Bên cạnh đó, trao đổi các thông tin về tình hình hoạt động của các tổ chức tội phạm, khủng bố, phản động trong nước và quốc tế liên quan đến an ninh hàng không dân dụng; tình hình an ninh, chính trị các nước, khu vực có đường bay đi, đến và bay qua Việt Nam; các hoạt động chống phá Việt Nam của các thế lực thù địch thông qua hoạt động hàng không dân dụng; các giải pháp công nghệ mới, xu hướng phát triển của ngành hàng không các nước; tính chất, mức độ nguy hiểm, khả năng chống phá của đối tượng áp giải vận chuyển bằng đường hàng không và biện pháp quản lý đối tượng trong thời gian ở trên tàu bay và ở cảng hàng không.
Có 4 phương thức trao đổi thông tin giữa các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng: 1- Công văn trao đổi thông tin; 2- Tham luận, báo cáo tại hội nghị giao ban liên ngành, hội nghị sơ kết, tổng kết công tác đảm bảo an ninh hàng không; 3- Thông qua hệ thống thông tin trực tuyến, những thông tin cần xử lý nhanh hoặc các thông tin cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu an ninh hàng không và được khai thác dùng chung theo hướng dẫn của Cục Hàng không Việt Nam; 4- Trực tiếp trao đổi thông tin quan đường dây nóng hoặc cử cán bộ liên hệ công tác.
Thông tư cũng quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng…
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-6-2016.
Bình luận (0)