Khoa học - Công nghệSản phẩm công nghệ

Nhà nổi làm từ vật liệu… tái chế

Tạp Chí Giáo Dục

Mong mun mang đến cho ngưi dân sng khu vc sông nưc mt gii pháp v nhà tin li, an toàn, d dàng tháo lp, mt nhóm hc sinh lp 5/2 Trưng Tiu hc Trưng Trc (Q.11, TP.HCM) đã xây dng mô hình “Nhà ni trên sông” có tính ng dng cao.

Nhóm thc hin mô hình và sn phm “Nhà ni trên sông”

Tận dụng những vật liệu có sẵn trong gia đình, nhóm thực hiện kỳ vọng mô hình “Nhà nổi trên sông” sẽ giúp người dân tiết kiệm tối đa chi phí xây dựng và bảo vệ môi trường. Xa hơn nữa, mô hình phát đi thông điệp “xã hội cần quan tâm hơn nữa đến những con người có cuộc sống lênh đênh sông nước”.

An toàn, tiết kim ti đa chi phí

Nói về ý tưởng xây dựng dự án, Minh Quân (học lớp 5/2) kể lại: “Trong một lần đi du lịch cùng gia đình về miền Tây, em đã rất ấn tượng với những ngôi nhà nổi trên sông tại đây. Thế nhưng trông chúng có vẻ quá cồng kềnh và không mấy chắc chắn”. Thế là em nảy ra ý tưởng xây dựng một mô hình nhà nổi trên sông và chia sẻ với nhóm bạn cùng lớp. Tất cả thấy hay và cùng nhau thực hiện. “Làm sao mà căn nhà có thể lắp ráp và tháo rời một cách thuận lợi, những vật liệu nặng nề sẽ được thay thế bằng những vật liệu nhẹ nhưng bền, có khả năng chịu được thời tiết cao”, Minh Quân giới thiệu.

Mô hình nhà nổi được tận dụng tối đa các vật liệu phế thải gồm có 3 khối chính sau: khối đế được làm bằng phao xốp để giúp nhà có thể dễ dàng nổi trên mặt nước, khối thân được làm bằng bìa các-tông và khối mái là bìa các-tông kết hợp với ống hút. “Nếu đưa vào thực tế, khối thân sẽ được thay bằng các tấm tôn hoặc thép mỏng để dễ dàng lắp ráp, tháo rời. Còn khối mái sẽ thay bằng lá ép. So với giá thành hiện tại, để xây dựng nhà nổi thì có thể giảm được phân nửa chi phí”, Trọng Đăng (học lớp 5/2, thành viên của nhóm) cho biết.

Không chỉ tận dụng những vật liệu có sẵn, để có nguyên liệu hoàn thiện mô hình, nhóm còn đi xin ống nhựa tại các công trình xây dựng, hay những gia đình đang làm nhà. “Vì hướng đến yếu tố tận dụng nguyên liệu để bảo vệ môi trường, chúng em quyết tâm xin bằng được các ống nhựa dư thừa tại các công trình xây dựng. Việc này tưởng đơn giản nhưng cũng không dễ dàng cho lắm”, Trọng Đăng kể lại.

Với Minh Quân, khó nhất trong khi xây dựng mô hình nhà nổi là khâu xếp mái nhà, do phải đo đạc những ống nhựa để cắt, xếp lớp cho ken lại với nhau. Còn với Trọng Đăng, khó nhất lại là khâu lắp ghép các tấp bìa các-tông sao cho khít lại với nhau, sau đó dùng keo hai mặt để kết dính. “Chỉ cần lệch đi một chút là mô hình nhà nổi sẽ méo mó, không hoàn thiện”, Trọng Đăng nói.

Tham vng v mt “thế gii tái chế

Cô Nguyễn Thị Ngọc Huyền (giáo viên chủ nhiệm lớp 5/2) cho biết tất cả những nguyên vật liệu để xây dựng mô hình đều được các em tận dụng hoàn toàn từ vật liệu “rác” tái chế. Từ tấm gỗ, tre, lá, tấm xốp, phao, chai nước cho đến ống hút, que kem, bìa các-tông… Các em tỉ mẩn rửa sạch và lắp ráp. Thông qua việc xây dựng mô hình đã rèn cho các em ý thức về bảo vệ môi trường, phân loại rác thải. Đặc biệt là phát huy được khả năng sáng tạo từ những vật liệu tưởng chừng như “vứt bỏ” đó.

Theo các thành viên thực hiện mô hình, tham vọng lớn nhất mà các em mong muốn hướng tới đó là “thế giới tái chế”, ở đó đồ tái chế sẽ được tận dụng trở thành những vật dụng hữu ích trong cuộc sống.  “Những vật liệu phế thải, nếu chúng ta biết tận dụng thì chúng đều có thể trở thành những món đồ có ích, phục vụ cho cuộc sống con người. Các bậc phụ huynh có thể tận dụng vỏ lon sữa, bìa các-tông, ống nhựa… làm thành những món đồ chơi bé xinh cho con trẻ, vừa tiết kiệm chi phí, vừa bảo vệ môi trường và quan trọng là trẻ sẽ rất thích thú”, một thành viên trong nhóm bật mí.

Được biết, bên cạnh mô hình “Nhà nổi trên sông”, nhóm còn làm rất nhiều đồ chơi, robot đựng rác tận dụng từ vật liệu phế thải như lon nước, chai nhựa, bìa các-tông, sách, báo… “Không chỉ hạn chế tối đa lượng rác thải giúp bảo vệ môi trường mà còn loại bỏ được tác hại của các loại đồ chơi độc hại, không rõ nguồn gốc trên thị trường hiện nay”, cô Huyền chia sẻ.

Quang Long

 

Bình luận (0)