Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Bệnh da liễu càng giấu càng khó chữa

Tạp Chí Giáo Dục

Thng kê ti BV Da liu TP.HCM, trong nhng năm gn đây s trưng hp mc các bnh da liu liên quan đến tình dc không an toàn đang có s gia tăng, trong đó đin hình là các bnh sùi mào gà, giang mai. Theo các BS, nhng bnh này không khó điu tr, tuy nhiên do nhiu bnh nhân có tâm lý giu bnh nên khi đến BV đã trong tình trng nng.

BS.CKII Lê Quc Trung đang khám và tư vn điu tr cho ngưi bnh. Ảnh: BVCC

Bnh nng sau khi điu tr lòng vòng

Mới đây, bệnh nhân K. (32 tuổi, ngụ TP.HCM) đến BV Da liễu khám khi trên bề mặt bộ phận sinh dục xuất hiện những nốt sần sùi, đã gây chảy máu. Anh K. cho biết trước đó những vết sần sùi đã xuất hiện khoảng 2 năm nhưng diện tích nhỏ hơn. Tự tìm hiểu các thông tin trên internet, anh nghi ngờ bị sùi mào gà, tuy nhiên do tâm lý e ngại, sợ bị người quen nhận ra khi đến BV khám nên đã đến phòng khám tư nhân điều trị cắt bỏ sần sùi. Sau điều trị các vết sần sùi đã mất, tuy nhiên khoảng 6 tháng sau đó các vết sần sùi, mụn cóc lại tái xuất hiện. Một lần nữa anh quay lại phòng khám tái khám nhưng tình trạng không cải thiện. Anh cũng thử điều trị lòng vòng tại nhiều phòng khám khác, nhưng sang thương ngày càng nặng hơn, tâm lý cũng hoang mang, lo lắng hơn trước. Sau khi đến BV Da liễu, anh K. được khám, tư vấn điều trị sang thương, đồng thời được hỗ trợ tâm lý vượt qua mặc cảm để tiếp tục điều trị bệnh.

Không chỉ bệnh sùi mào gà, giang mai cũng là bệnh thường xuyên được các BS tại BV tiếp nhận và điều trị. BS.CKII Lê Quốc Trung – Trưởng khoa Lâm sàng 3, BV Da liễu – cho biết, từ năm 2010 đến nay tỷ lệ các trường hợp mắc bệnh da liễu điều trị tại BV đang có sự gia tăng, đáng lo ngại là tỷ lệ tái nhiễm cũng rất cao. Trong những bệnh nhân mắc giang mai, sùi mào gà, người đồng giới nam chiếm tỷ lệ khá cao. Thậm chí có những bệnh nhân là bé gái 13, 14 tuổi đã nhiễm bệnh, khai thác bệnh sử đa phần là do quan hệ tình dục không an toàn. Hoặc nhiều trường hợp bệnh nhi mắc bệnh do di truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai. “Một số trường hợp bệnh nhi khoảng 1, 2 tuổi cũng có thể mắc bệnh do bị lạm dụng tình dục, hay tiếp xúc với các môi trường vệ sinh không sạch sẽ”, BS.CKII Lê Quốc Trung nói.

Hiện nay, một trong những khó khăn lớn nhất trong việc điều trị các bệnh da liễu liên quan đến tình dục không an toàn là đa số bệnh nhân khi phát hiện mắc bệnh đều mang tâm lý giấu bệnh, do sợ bị kỳ thị từ cộng đồng. Trên thực tế điều trị tại BV, rất nhiều bệnh nhân đến điều trị trong tình trạng nặng, sau khi điều trị lòng vòng từ các phòng khám tư bên ngoài. Một số trường hợp khác, do điều trị lòng vòng nhưng không có hiệu quả dẫn đến tâm lý chán nản, tuyệt vọng nên đã ngừng điều trị, trở về nhà tự chịu đựng sang thương, khiến tình trạng nặng thêm.

Đng giu bnh

Theo BS Trung, bệnh giang mai, sùi mào gà không có miễn dịch nên người mắc bệnh đã được chữa khỏi vẫn có thể tái nhiễm nhiều lần khi tiếp xúc nguồn bệnh. Đây có thể là một nguyên nhân khiến bệnh gia tăng. Về nguyên nhân gia tăng bệnh gần đây, có thể kể đến nhiều yếu tố như mối quan hệ xã hội thay đổi, độ tuổi quan hệ tình dục sớm nhưng chưa được trang bị kiến thức về các bệnh lây qua đường tình dục, tỷ lệ đồng giới nam tăng, các phương tiện giao lưu tìm bạn tình trên internet phát triển… trong khi đó người dân ít quan tâm đến các biện pháp dự phòng.

Theo BS Trung: “Có một giai đoạn tỷ lệ mắc giang mai, sùi mào gà giảm hẳn, đó là kể từ khi Việt Nam phát hiện và tuyên truyền về bệnh HIV. Nguyên nhân có thể là người dân sợ nhiễm HIV nên quan tâm đến các biện pháp phòng ngừa căn bệnh này. Nhưng những năm gần đây HIV đã có thuốc khống chế, người nhiễm HIV vẫn sống bình thường nên việc quan tâm phòng ngừa bằng các biện pháp như bao cao su bị lơ là khiến các bệnh trên có cơ hội quay trở lại”.

Cũng theo BS Trung, bệnh giang mai, sùi mào gà có ba con đường lây nhiễm chính là quan hệ tình dục, đường máu và lây từ mẹ sang con. Trong đó, lây qua quan hệ tình dục là phổ biến nhất. Tiến triển của bệnh chia làm các giai đoạn. “Đối với giang mai, ở giai đoạn 1, người bệnh thấy xuất hiện những vết “săng giang mai” với các biểu hiện là vết trợt nông, hoặc vết lở hình tròn, hoặc bầu dục ở vị trí vi trùng xâm nhập. Sau đó có thể xuất hiện hạch nằm hai bên háng hay còn gọi là hạch bẹn. Giai đoạn 2 (khoảng sau ba tháng đầu mắc bệnh), vi trùng giang mai không còn nằm tại chỗ mà sẽ đi vào máu và phát tán khắp cơ thể, biểu hiện ra toàn thân. Người bệnh phát ban đỏ cả người ở ngực, thân, tay, mặt…, xuất hiện những vết đỏ tróc vảy, tập trung nhiều ở lòng bàn tay, bàn chân. Ngoài ra, vùng niêm mạc hậu môn, sinh dục của người bệnh cũng có những vết sần gồ lên khỏi da, người bệnh có thể viêm họng ở hầu họng, xuất hiện các hạch ở cổ, nách, tóc rụng từng chỏm. Giai đoạn 3 (khoảng 2-3 năm sau), bệnh có thể gây các biến chứng thần kinh gây yếu liệt, biến chứng tim mạch như gây tổn thương động mạch chủ khiến việc chẩn đoán và điều trị khó khăn hơn…”.

Do đó, BS Trung khuyến cáo, khi bị bệnh người bệnh cần điều trị càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng thần kinh, tim mạch. Việc khám, điều trị, cũng như tái khám phải được thực hiện tại các BV có chuyên khoa da liễu để được điều trị đúng phương pháp. Ngoài ra, cần dự phòng bằng các biện pháp tình dục an toàn.

Hoài Thương

 

Bình luận (0)