Một nhóm học sinh tiểu học vừa sáng chế thành công chiếc máy thông minh có thể phân loại rác thải một cách tiện lợi, có khả năng ứng dụng thực tế.
Lương Lê Uyển My giới thiệu về máy phân loại rác thải – ẢNH: T.K
Chiếc máy là tác phẩm của 3 em Lương Lê Uyển My, Mai Thị Quỳnh Châu, Nguyễn Hoàng Ngọc (học sinh lớp 5 Trường tiểu học Trần Quốc Toản, TT.Phong Điền, H.Phong Điền, Thừa Thiên-Huế). Hệ thống phân loại rác thải vừa đoạt giải cao tại các cuộc thi sáng tạo về khoa học kỹ thuật và cấp tỉnh năm 2016.
Em Lương Lê Uyển My chia sẻ: “Em thấy ở các địa phương, việc thu gom rác thải đã được quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất cũng như nhân lực. Tuy nhiên, việc phân loại rác thải trước khi xử lý chưa được các địa phương quan tâm, chỉ xử lý bằng cách đốt hoặc chôn lấp, dẫn đến việc quá tải các bãi rác và ô nhiễm môi trường. Vì thế, chúng em đã lên ý tưởng làm hệ thống phân loại rác thải giúp cho việc phân loại những rác thải khó tiêu hủy, chọn ra những rác thải có thể tái chế và sử dụng lại nhằm tiết kiệm được nguồn nguyên liệu và góp phần bảo vệ môi trường”.
Hệ thống chiếc máy bao gồm máng chứa rác, thùng xử lý, thùng lắng rác thải hữu cơ được làm bằng sắt, bể chứa nước bằng nhựa, giá đỡ làm bằng sắt, mô tơ vận hành, hệ thống vận hành bằng bánh răng, dây xích, van khóa nước bằng nhựa, ống nước bằng nhựa mềm, mô tơ hút nước, trục quay, cánh quạt bằng sắt, lưới cản bằng sắt, nắp đậy an toàn khi vận hành bằng mica.
Theo Quỳnh Châu, cách vận hành máy này tương đối đơn giản. “Để hoàn thành máy này, chúng em mất 3 tháng. Ban đầu, vì một số trục trặc nên rác phân loại không đúng chỗ. Với sự hướng dẫn của các thầy, tụi em phải chỉnh sửa nhiều lần mới hoàn thiện với kinh phí hệ thống gồm 2 triệu đồng để mua mô tơ và một số dụng cụ khác. Đây mới chỉ là mô hình, tùy thuộc vào quy mô của bãi chứa rác, hoặc lượng rác nhiều hay ít để thiết kế hệ thống phân loại rác thải phù hợp”, Quỳnh Châu cho biết.
Ông Nguyễn Hoằng Tín, giáo viên hướng dẫn đề tài, cho rằng: “Với chiếc máy này, việc phân loại rác thải sẽ dễ dàng hơn, giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đặc biệt là xử lý các loại rác thải khó tiêu hủy, tiết kiệm được chi phí”.
Theo ông Trần Hữu Dàng, Chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên-Huế, mặc dù hệ thống vẫn còn một số hạn chế nhưng đề tài có nhiều sáng tạo và mang tính thực tế cao trong việc phân loại rác thải.
Tuyết Khoa/ TNO
Tin liên quan
Ứng dụng công nghệ AI trong dạy và học: Kết nối kiến thức và vận dụng có trách nhiệm
Ngày 18-12, Hội thảo “Ứng dụng công nghệ AI trong dạy và học” (Hội thảo) đã được tổ chức thành công với...
Học sinh trung học tiếp cận công nghệ để phát triển tương lai
Sáng 16-12, Chương trình tư vấn kỹ năng “Chuyển đổi số trong giáo dục: Kết nối kiến thức - Mở rộng tầm...
Mái nhà thứ hai của những người mang sứ mệnh “trồng người”
Hơn một thập kỷ kể từ khi chính thức đi vào hoạt động, Trường Tiểu học Lê Trọng Tấn, quận Bình Tân,...
Tiếng hát bay cao từ mái trường
Vừa học vừa tích cực tham gia văn nghệ đã giúp em Võ Ngọc Minh Thư (lớp 7/11, Trường THCS Tân Tạo,...
Bình luận (0)