Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Không hiểu tâm sinh lý tuổi dậy thì: Khoảng cách giữa người lớn và con trẻ sẽ ngày càng xa

Tạp Chí Giáo Dục

Tiến sĩ (TS) tâm lý Phm Th Thúy – ging viên Phân vin Hc vin Hành chính Quc gia ti TP.HCM – cnh báo, nếu không hiu đưc tâm sinh lý la tui dy thì thì khong cách gia thy cô, cha m vi HS s ngày càng xa, nhng bài hc “đng” s ngày càng nhiu…


Hiu tui dy thì đ giáo dc hc sinh mt cách hiu qu

Tui… khó bo

“HS giờ khó bảo quá!” là lời than thở của nhiều giáo viên trong giáo dục HS. Không ít thầy, cô giáo viên bày tỏ sự “bất lực” trước học trò, không tìm được tiếng nói chung với học trò.

“Không riêng gì việc học văn hóa, từ bậc THCS trở đi là nhà trường đã “đau đầu” với các vấn đề tình cảm học trò, mâu thuẫn tình bạn, mâu thuẫn giữa HS với gia đình; các vấn đề khi HS thích chứng tỏ, thể hiện mình… Nhiều khi, giáo viên không biết phải bắt đầu như thế nào, xử lý các vấn đề đó ra làm sao để ổn thỏa mà không gây ảnh hưởng đến HS, không làm tổn thương các em và không rạn nứt mối quan hệ thầy trò, mối quan hệ phụ huynh – HS…”, hiệu trưởng một trường THPT tại Q.1 chia sẻ.

Vị hiệu trưởng này cho rằng, nếu ở bậc THCS các em chỉ suy nghĩ bồng bột thì ở bậc THPT, ngoài suy nghĩ bồng bột còn bị “cộng hưởng” thêm rất nhiều yếu tố. Đó là sự khẳng định mình, thể hiện cái tôi của mình, tình cảm tuổi mới lớn, sự “tổn thương” niềm tin vào gia đình, vào bạn bè… Có những HS thể hiện điều đó bằng sự chống đối rõ ràng, nhưng có những em chỉ khi xảy ra chuyện, giáo viên, nhà trường mới biết HS đang gặp vấn đề. Đôi khi trong trường, với giáo viên, với bạn bè, các em thể hiện thế này nhưng khi bước ra ngoài lại trở thành một con người khác. Thậm chí, “con người này” chính cha mẹ các em cũng không biết…

Cô Nguyễn Thụy Ái – Hiệu trưởng Trường THCS Lữ Gia, Q.11 – cho hay, nhà trường phải thường xuyên cử người đi kiểm tra các nhà vệ sinh vào khoảng thời gian giờ ra chơi, mỗi đầu giờ học, sau giờ ra về để siết “an ninh” và hạn chế thấp nhất những tình huống không đáng có xảy ra. “HS THCS đang trong giai đoạn dậy thì, tâm sinh lý thay đổi rất nhiều, thích chứng tỏ bản thân. Chuyện tình cảm bạn bè cũng bắt đầu nảy sinh nhiều rung động. Mâu thuẫn bạn bè, bạo lực học đường cũng xuất hiện trong giai đoạn này. Nếu không cẩn trọng, chỉ một sơ suất nhỏ cũng sẽ tạo điều kiện để HS thể hiện những ẩm ương, sự bồng bột đi quá giới hạn…”, cô Ái nói.

Tránh làm tn thương tr

Theo TS. Thúy, giai đoạn tuổi dậy thì, trẻ phát triển nhanh nhất, học hỏi nhanh nhất cả về trí tuệ và cảm xúc. Thông thường, giai đoạn này sẽ bắt đầu từ lứa tuổi học THCS nhưng có những trường hợp cá biệt ngay từ tiểu học các em đã bước vào giai đoạn dậy thì. Quan điểm của gia đình, nhà trường thường là khi trẻ có các biểu hiện của tuổi dậy thì lúc đó trẻ mới bước vào giai đoạn tuổi dậy thì, mới có những quan tâm. Thực ra, ngay từ giai đoạn tiền dậy thì, trong cơ thể trẻ đã phát triển về mặt giới tính. Để có thể “tìm được tiếng nói chung” với trẻ giai đoạn này, nhà trường, gia đình cần phải hiểu được tâm sinh lý của trẻ. Mà muốn hiểu được tâm sinh lý của trẻ thì cần phải hiểu được cơ thể trẻ trong giai đoạn này phát triển như thế nào…

TS. Thúy chỉ rõ, từ 11-18 tuổi, trẻ bắt đầu có nhu cầu về giới tính. Do đó, nhà trường, gia đình phải tạo điều kiện cho HS được tham gia vào các trò chơi, hoạt động để các em phát triển lành mạnh. Nhà trường cần tạo ra nhiều sân chơi thể dục thể thao cho HS; hướng các em theo đuổi ước mơ, hoài bão, tập trung vào việc học, khám phá thế giới xung quanh để làm “xao lãng” nhu cầu về giới tính, giúp trẻ tránh xa bạn bè xấu, hành vi xấu…

“Đây là giai đoạn trẻ phát triển nhanh nhưng không cân bằng, trẻ rất ham ngủ, rất dễ bị kích thích. Nếu thầy, cô để ý sẽ thấy trẻ rất ham ngủ, đôi khi là ngủ gà ngủ gật trên lớp, rất dễ phản ứng trước mọi vấn đề. Não bộ của trẻ trong giai đoạn này chỉ phát triển tối đa 80% so với người trưởng thành, 20% còn lại phải mất rất nhiều thời gian để hoàn thiện, thậm chí là đến năm 28 tuổi mới phát triển toàn diện. Điều này lý giải vì sao tuổi teen lại có cách hành xử đôi khi khó hiểu, thậm chí là không chấp nhận được. Thầy cô giáo và phụ huynh cần phải hiểu được điều này để nhìn nhận các vấn đề một cách bao quát, không quy chụp, không đòi hỏi nhiều ở trẻ…”, TS. Thúy nói.

ĐNG ĐY HÀNH VI CA TR LÊN CAO

“Năm vừa qua, tôi đã tiếp cận với 3 trường hợp HS THCS và THPT, các em kiên quyết đòi nghỉ học, không đến trường vì bị thầy cô “mắng” trước mặt bạn bè. Trước các vấn đề xung đột trong nhà trường, khi HS đang mất bình tĩnh, hành xử không đúng, thầy cô cũng đừng vội phán xét, đừng đẩy hành vi của trẻ lên cao mà cần hiểu được tâm lý của HS thì mới giáo dục các em một cách hiệu quả, nếu không sẽ càng ngày càng đẩy các em ra xa môi trường giáo dục…”, TS tâm lý Phạm Thị Thúy nhấn mạnh.

Đặc biệt, trong giai đoạn này vấn đề kỷ luật trẻ rất quan trọng. Tuy nhiên, kỷ luật như thế nào để hiệu quả thì không dễ. Nếu kỷ luật trong nhà trường, gia đình đưa ra không hợp lý thì trẻ sẽ không phục, từ đó dẫn đến sự chống đối. Nhiều giáo viên, phụ huynh than rằng, ở nhà ở trường trẻ rất ngoan nhưng những gì trẻ thể hiện bên ngoài môi trường gia đình, nhà trường lại hoàn toàn ngược lại. Đây là biểu hiện của việc trẻ chống đối ngầm. Do vậy, để giáo dục HS trong giai đoạn này, các quy định của nhà trường, giáo viên và cha mẹ đặt ra phải được nghiên cứu dựa trên tâm sinh lý trẻ; phải làm gương để các em thấy phục…

Đây là giai đoạn các em hình thành bản sắc cá nhân một cách mạnh mẽ nhất. Vì thế, nếu “va” vào những điều không đúng thì cái “tôi” của trẻ sẽ phản ứng rất mạnh mẽ. Nhà trường, gia đình phải thay đổi cách tiếp cận với trẻ, cách giáo dục trẻ. Đừng kỳ vọng ở các em quá nhiều. Tránh làm tổn thương bằng hình thức kỷ luật đụng chạm đến bản sắc cá nhân của HS. Một khi đã tổn thương, các em sẽ đóng cửa tâm hồn lại, mà muốn mở ra là điều không phải dễ dàng.

Đ Lan

Bình luận (0)