Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Văn hóa học đường trong lớp học trực tuyến

Tạp Chí Giáo Dục

Đã đến lúc mi giáo viên cn xây dng văn hóa hc đưng trên lp hc trc tuyến đ tìm ra tiếng nói chung gia thy và trò, kéo hc sinh ra khi nhng h giá tr o trên không gian mng…


Đã đến lúc cn xây dng văn hóa hc đưng trên lp hc trc tuyến

Cảnh báo này được các chuyên gia, nhà khoa học đưa ra trong Tọa đàm “Văn hóa học đường trong bối cảnh chuyển đổi số” do Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức mới đây.

Cn có văn hóa hc đưng trên môi trưng o

TS. Phạm Đăng Khoa (Trưởng phòng GD-ĐT Q.3) khẳng định, văn hóa học đường là nền tảng cho các hoạt động chuyên môn, phải được hun đúc từng ngày, từng giờ, không chỉ phụ thuộc vào ban giám hiệu mà đến từ tất cả các thành viên trong nhà trường, bao gồm cả giáo viên, nhân viên, học sinh, phụ huynh cùng chung tay góp sức, đứng đầu là người hiệu trưởng.

Bối cảnh 4.0, văn hóa học đường mỗi nhà trường cần phải thay đổi để thích ứng với môi trường mới. Đặc biệt, phải tương thích, phù hợp với địa phương, mang nét đặc thù của địa phương. “Khi toàn cầu hóa càng phải chú trọng gìn giữ và lan tỏa những giá trị hiện diện, các nét văn hóa bản sắc dân tộc, không lai căng, làm sao để học sinh vừa được học hỏi thêm các nét văn hóa mới nhưng vừa giữ được các nét văn hóa nước nhà…”, TS. Khoa nhấn mạnh.

TS. Đào Lê Hòa An (Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Tâm lý học Việt Nam) nhìn nhận, bối cảnh chuyển đổi số giúp giáo viên dễ dàng đưa các phần việc vốn chỉ thực hiện ngoài lớp học đến được với học sinh, cung cấp cho người học một lượng lớn thông tin trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả, làm chủ được lớp học, giáo viên phải làm chủ được CNTT, nhất là làm chủ cảm xúc.

“Trên môi trường lớp học ảo, người dạy và người học không ở cùng một nơi, cảm xúc tâm tư khó mà thấu hiểu với nhau. Nhiều thầy cô có kinh nghiệm nhưng không kiềm chế được cảm xúc của mình, tác động không hay đến văn hóa học đường. Chính các thầy cô phải làm chủ hơn nữa, thích ứng hơn nữa, tạo ra viên gạch văn hóa của mỗi giáo viên, đơn vị”.

Nhấn mạnh người thầy phải làm chủ được cảm xúc trên môi trường lớp học ảo, ThS. Trần Trọng Khiêm (Phó Trưởng phòng GD-ĐT Q.Tân Phú) cho rằng, khi dạy và học trực tuyến, giáo viên, học sinh đều phải ý thức tự điều chỉnh hành vi. Khi dạy học trực tiếp điều này không quá khó nhưng khi dạy trên internet, phụ thuộc nhiều vào thiết bị và bị chi phối bởi các yếu tố môi trường xung quanh thì đòi hỏi cả hai bên đều không thể quá dễ dãi…

“Mâu thuẫn giữa thầy và trò phần nhiều xuất phát từ việc không tìm được tiếng nói chung. Đây cũng là nguyên nhân để các “hiện tượng mạng” xâm lấn giá trị thầy cô. Giáo viên phải có sự thông cảm, luôn lắng nghe học sinh, phụ huynh để điều chỉnh, tăng cường phương pháp dạy phù hợp, luôn biết động viên, khen ngợi kịp thời. Thầy cô có thể “tạo trend” trong dạy học để học sinh bắt trend, giúp thầy và trò gần nhau hơn, hiểu nhau hơn, biến những cái tiêu cực thành tích cực…”, ThS. Khiêm nói.

Gieo ht mm văn hóa, dp nhng giá tr o

Trong một đánh giá mới đây về dạy và học trực tuyến được Trường ĐH Sư phạm TP.HCM thực hiện, cho thấy có đến 72% học sinh không chú ý đến trang phục khi học trực tuyến; 64% học sinh từng nhắn tin hay chat để bàn luận về hình ảnh thầy cô; 52% học sinh sử dụng ngôn ngữ, ký hiệu mật, teen để trao đổi; 72% học sinh từng lúng túng khi sử dụng các tính năng học trực tuyến.

Về phía giáo viên, đánh giá chỉ rõ 66,7% giáo viên từng lúng túng khi sử dụng tính năng dạy trực tuyến; 61% giáo viên ban đầu cho rằng dạy trực tuyến như dạy trực tiếp; 61% giáo viên thiếu tự tin vì giọng nói, khả năng diễn đạt; 50% giáo viên chưa quan tâm đến hình thức khi dạy trực tuyến; 55% giáo viên từng nuối tiếc vì đã có lời nói, ứng xử chưa mong đợi.

“Việc xây dựng quy tắc trong lớp học trực tuyến là điều cực kỳ cần thiết giúp quản lý lớp học hiệu quả hơn. Thầy cô cần tạo thói quen ở lớp học trực tuyến cho học sinh, ghi nhận các thành tích học tập của các em. Thay vì gọi tên khi các em có hành vi sai trái, thầy cô nên nói chuyện với các em bằng giọng trang trọng nhưng tích cực. Trong lớp học nên có sự hài hước, dí dỏm để thu hút người học…”, GS.TS Huỳnh Văn Sơn (Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) khẳng định.

Phân tích thêm, GS.TS Huỳnh Văn Sơn cho rằng, khi không gian mạng mở sẽ xuất hiện những chân giá trị ảo, trong đó nhiều người tự mặc định mình là “thầy, cô”, thậm chí xuất hiện những chợ giáo án công khai trên mạng. Mỗi thầy cô nên tạo mối quan hệ tích cực với người học để xây dựng môi trường học tập hiệu quả, giảm thiểu cảm giác bị cô lập khi học trực tuyến của học sinh… Hãy gieo hạt mầm văn hóa cho học sinh bằng các hành động quyết liệt từ lương tâm và trách nhiệm.

Cảnh báo trong tọa đàm, TS. Nguyễn Thị Quốc Minh (ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP.HCM) thừa nhận, danh xưng thầy cô đang bị lạm dụng, xâm lấn trên không gian mạng trong thời gian gần đây. Nhiều hiện tượng mạng tự xưng là “thầy, cô” nhưng không đáp ứng được các quy chuẩn về đạo đức, năng lực đã làm xấu xí hình ảnh người thầy, ảnh hưởng đến hệ giá trị nhận thức của học sinh, sinh viên.

Các “thầy, cô” như: thầy Ba, cô Thu, thầy Lộc phụ hồ, thầy Huấn Hoa Hồng… nổi lên như những hiện tượng mạng với cả triệu lượt theo dõi, trở thành thần tượng của một bộ phận không nhỏ giới trẻ, học sinh, sinh viên. Nhiều người gọi các hiện tượng mạng này là “thầy, cô” và họ cũng tự tin xưng thầy, cô, gọi mọi người là trò, là em. Thậm chí, Lộc phụ hồ còn có hẳn giáo án… dạy phụ hồ, tổ chức thi tay nghề cấp bằng phụ hồ.

“Nghe qua thì tưởng là câu chuyện hài nhưng không hề hài chút nào. Nhiều bạn trẻ, nhất là học sinh cấp 2, 3 còn non nớt, hoài nghi rằng, học nhiều để làm gì, xuất sắc để làm gì, làm phụ hồ cũng nổi tiếng và kiếm được nhiều tiền. Hệ lụy là nhiều giá trị đang bị lệch lạc, những bạn trẻ đang tập định hình tính cách, phong cách, không biết theo ai lại theo các hiện tượng mạng này”, TS. Minh chua xót.

Theo TS. Minh, đã đến lúc cần có chế tài đối với những phát biểu thiếu chuẩn mực trên mạng xã hội. Và nên chăng đến lúc cần xây dựng một hệ giá trị để người trẻ, học sinh, sinh viên có chuẩn để học theo, noi theo.

Đại diện nhóm nghiên cứu về những “bộ lọc” hệ giá trị cho học sinh, sinh viên trên môi trường ảo, ThS. Hồ Ngọc Kiều (Trường CĐ Sư phạm Long An) khẳng định, chỉ khi kích hoạt cùng lúc, đồng bộ và nghiêm túc các bộ lọc từ gia đình, nhà trường, bộ lọc của xã hội, bộ lọc từ pháp luật thì mới có thể giúp học sinh, sinh viên thanh lọc nhận thức, không bị “sa lầy, ảnh hưởng” bởi các hiện tượng mạng.

Yến Khương

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)