Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Hóa thân nhân vật để học lịch sử

Tạp Chí Giáo Dục

Nhm đi mi phương pháp dy và hc môn lch s trong nhà trưng, ln đu tiên T lch s ca Trưng THPT Lê Quý Đôn (Q.3, TP.HCM) đưa hot đng Cosplay History 2019 vào môn hc. Tham gia hot đng trên, hc sinh đưc hóa thân thành nhng nhân vt lch s mà mình yêu thích, th hin ct cách nhân vt đó qua phc trang, tác phong, ngôn t

Hc sinh lp 10A4 vi màn hóa thân thành Trn Quc Ton

Theo đó, từ giữa tháng 9, các tiết học lịch sử của học sinh khối 10, 11 đã trở thành những tiết học ngược dòng lịch sử khi có sự xuất hiện của vô số “anh hùng hào kiệt” từ Đinh Bộ Lĩnh, Trần Quốc Toản, Lê Lai, Lê Lợi, Nguyễn Du, Nguyễn Văn Trỗi… đến Gia Cát Lượng, Khổng Tử, Napoleon Đại đế, Cleopatra… Để thực hiện màn hóa thân trong thời gian 3 phút, trước đó mỗi lớp được chia thành 4 nhóm với 4 nhân vật lịch sử, phân công những công việc cụ thể từ tìm hiểu nhân vật, chuẩn bị trang phục, xây dựng kịch bản đến tạo hiệu ứng âm thanh…

“Cosplay là một trào lưu hóa thân thành một nhân vật hoạt hình khá gần gũi và phổ biến với học sinh. Do đó, việc đưa Cosplay vào môn lịch sử vừa tạo ra sự mới mẻ nhưng vẫn gần gũi với học sinh, khiến các em thích thú. Điều này sẽ giúp các tiết học trở nên mềm mại, sinh động. Khi hóa thân thành một nhân vật, các em phải tìm hiểu về nhân vật đó, bối cảnh giai đoạn lịch sử, từ đó tiếp thu kiến thức một cách chủ động”, thầy Nguyễn Viết Đăng Du (Tổ trưởng Tổ lịch sử Trường THPT Lê Quý Đôn) chia sẻ.

Với phương pháp này, theo thầy Du, trước hết là phục vụ đổi mới việc học lịch sử, phù hợp với bối cảnh giáo dục hiện nay, kế đó là đổi mới cách kiểm tra đánh giá theo hướng phát huy tối đa năng lực của học sinh. “Mỗi một màn hóa thân, cả nhóm sẽ được cho điểm 1 tiết trong môn học dựa vào các tiêu chí như trang phục, cách thể hiện… Tuy nhiên, sản phẩm không hẳn chỉ là trình diễn một bộ trang phục, tái hiện một nhân vật mà còn thể hiện sự phối hợp, cách làm việc của cả nhóm. Sẽ không có chuyện học sinh không tham gia mà được điểm”, thầy Du nhấn mạnh.

Hc sinh lp 10A5 vi màn hóa thân thành nhân vt Cleopatra

Hot đng Cosplay History s đưc nhân rng đến các trưng THPT trong cm 1 – mi trưng trong cm s thc hin ti thiu mt màn hóa thân nhân vt lch s ca Vit Nam hay thế gii. Vòng tranh tài màn hóa thân nhân vt gia các trưng d kiến din ra vào đu tháng 11 ti.

Đơn cử, tiết học lịch sử ở lớp 10A5 có sự “hiện thân” của nhân vật Nguyễn Văn Trỗi với phân cảnh đặt bom trên cầu Công Lý; nhân vật Cleopatra đầy quyền lực trị vì Ai Cập cổ đại… Ở mỗi phân cảnh, các trích đoạn đều cho thấy sự chỉn chu, nghiên cứu kỹ của học sinh với nhân vật. Lựa chọn nhân vật Cleopatra, nhóm của em Nguyễn Ngọc Minh Châu tự thiết kế vương miện từ cây que, quyền trượng từ ống nước, chai nhựa. Cũng với nhân vật này, nhóm của em Nguyễn Ngọc Thảo Vy lại cho thấy sự đầu tư khi trang bị hoa sen – biểu tượng của mặt trời, sự tái sinh, cùng nghi lễ đánh dấu giai đoạn trị vì Ai Cập của người phụ nữ quyền lực nhất thời cổ đại. “Ở mỗi phân đoạn hóa thân, nhân vật lại có những điểm nhấn riêng biệt. Cách học này giúp tiết học lịch sử thực sự thú vị, ấn tượng và kiến thức nhớ rất lâu”, Thảo Vy cho biết. Trong khi đó, tiết học lịch sử ở lớp 10A4 lại chứng kiến sự “đổ bộ” của các nhân vật lịch sử Việt Nam: Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai, Trần Quốc Toản bóp nát quả cam tại Hội nghị Bình Than (năm 1282), Lê Lai cứu chúa và Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng (năm 938). Với màn hóa thân thành Trần Quốc Toản một cách xuất thần, em Nguyễn Hữu Ngọc Thảo cho biết bản thân đã xem đi xem lại vở diễn này của NSƯT Thành Lộc để học ý tưởng và cảm xúc. “Cả nhóm đã đổi người hóa thân Trần Quốc Toản đến 4 lần, ngay cả kịch bản cũng phải chỉnh sửa không dưới 4 lần”, Ngọc Thảo cho hay. Chia sẻ về lý do lựa chọn các nhân vật lịch sử Việt Nam để hóa thân, Minh Tú (lớp phó phong trào lớp 10A4) cho rằng đây là cách để mỗi thành viên trong lớp hiểu về lịch sử Việt Nam, từ đó yêu và tự hào hơn về chính đất nước mình. “Các nhân vật mà mỗi nhóm hóa thân đều là những nhân vật lịch sử trẻ tuổi, gần gũi với lứa tuổi của chúng em. Cách làm này như lời nhắn nhủ mỗi học sinh trong lớp thêm nỗ lực, cố gắng rèn luyện bản thân. Sau mỗi màn hóa thân là một lần kiến thức lịch sử mở rộng thêm với cả lớp”, Minh Tú bày tỏ.

Cô Tăng Thị Như Hoa (giáo viên môn lịch sử Trường THPT Lê Quý Đôn) cho biết bản thân rất ngạc nhiên trước những hóa thân sáng tạo của học sinh từ tạo hình cho đến tác phong biểu cảm của nhân vật. Ngay cả khi có cùng chung một màn hóa thân, mỗi nhóm vẫn mang đến những màu sắc riêng. “Không thể tránh những ngây ngô, vụng về trong diễn xuất, lời nói. Thế nhưng, việc học sinh chọn lựa nhân vật lịch sử, hóa thân về nhân vật ấy, học thuộc những lời thoại “kinh điển” của nhân vật ấy đã thể hiện sự đầu tư, quan tâm của các em đối với môn học. Rõ ràng không phải học sinh không thích học lịch sử mà quan trọng là cách giáo viên truyền dạy môn học như thế nào”, cô Hoa nhìn nhận.

Bài, ảnh: Yến Hoa

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)