Sau khi Trương Lương chết được gần 10 năm, con trai Trương Lương liền bị tước chức vị, đến tận đời sau, gia tộc Trương Lương cũng không còn có nền nếp, gia phong.
Trương Lương và Trần Bình đều là danh thần khai quốc nổi tiếng thời nhà Hán, hai người đều thông minh và nhạy bén, giỏi về bày mưu tính kế, đều có công lao hiển hách trong việc dựng lập Tây Hán. Nhưng họ luôn hành động quá tuyệt tình, kết quả khiến cho con cháu bị rơi vào quả báo của ông trời.(Tây Hán, từ năm 206 TCN đến năm 25 sau CN, kinh đô ở Tràng An (Tây An ngày nay))
Trần Bình từng thẳng thắn nói: “Ta là người giảo hoạt lắm mưu nhiều kế, điều này là không phù hợp với tư tưởng vô vi của Đạo gia”. Nhưng ông ta luôn giả bộ mình là người hiểu chuyện, bên trong lời nói thường xuyên biểu lộ ra một chút bi ai: “Con cháu ta sau này không có phúc phận rồi, bởi vì cả đời ta đã làm không ít việc xấu”. Quả nhiên, đến đời cháu đã rơi vào cảnh bị tịch thu hết tài sản, thật là ứng với chính lời tiên đoán của ông ta.
So với Trần Bình mà nói, khí phách tiết tháo của Trương Lương có phần tốt hơn một chút, dựa vào các mối quan hệ mà nói, ông không có quá nhiều tính toán với người khác, chỉ là Hán Cao Tổ Lưu Bang ngẫu nhiên mà tiếp thu sáng kiến mưu lược của ông ta khiến cho tính sát thương có cơ hội được vùng vẫy mà thôi.
Trương Lương tính cách kiên cường khí khái, khi còn trẻ, vì để báo thù giết cha, ông cùng với đại lực sĩ đem theo chiếc chùy nặng 120 kg đến bãi cát Bác Lãng hành thích Tần Thủy Hoàng. Chiếc chùy này của Trương Lương thực sự đã được lưu truyền đến ngàn đời sau. Để đạt được mục đích giết Tần Thủy Hoàng, ông đã nương nhờ vào Lưu Bang, tận tâm tận lực bày mưu tính kế.
Lưu Bang trên đường tiến quân vào Hàn Dương, tại Nao Quan (nay thuộc huyện Thiểm Tây) gặp quân Tần ngoan cố chống cự. Trương Lương đề xuất ý kiến với Lưu Bang: “Khí thế của quân Tần đang hừng hực, không thể tiến công bằng sức mạnh, tạm thời không nên xuất đầu lộ diện nhằm làm tiêu hao đối phương”, về sau quân Tần lâu không tấn công, khí thế tan rã, lương thực thiếu thốn, đành phái người hướng về phía Lưu Bang mà cầu hòa, tình nguyện đầu hàng quân Hán, Trương Lương bày tỏ phản đối. Ông nói với Lưu Bang: “Người hàng nhưng tâm không hàng, tương lai tất thành hậu họa, chi bằng thừa thắng xông lên, chém tận giết tuyệt”.
Lưu Bang tiếp thu ý kiến của Trương Lương, tung binh kích Tần, quân Tần thất bại thảm hại, xác chết ngổn ngang, ngay cả tù nhân và thương binh cũng không được tha. Từ điểm này mà nhìn, Trương Lương quả thực hoàn toàn không nên làm việc quá mức như vậy. Việc này Hán Cao Tổ Lưu Bang nhất định có một phần trách nhiệm nhưng Trương Lương cũng phải gánh vác phần lớn trách nhiệm.
Nước Sở và nước Hán tranh chấp, đôi bên đều cảm thấy mệt mỏi, Hạng Võ đề xuất, tự mình dẫn quân lính quay trở lại Giang Đông, cùng vua Hán chia đều Thiên hạ. Trương Lương lại khuyên bảo vua Hán: “Phóng thích Hạng Võ không khác gì thả hổ về rừng, Đại Vương hãy thừa thắng xông lên, lại có thể trừ bỏ được mầm mống tai họa”.
Theo lý thuyết, Trương Lương vì Lưu Bang mà đề xuất một số chủ ý thì cũng không có gì đáng trách nhưng tâm thái Trương Lương biểu hiện ra là tuyệt ác.
Sau khi Trương Lương chết gần mười năm, con trai của Trương Lương liền bị tước phong vị. Đến tận đời con cháu sau này, dòng họ Trương Lương cũng không đạt được gia phong. Số mệnh của đời con cháu Trương Lương và Trần Bình có chỗ giống nhau đến kì lạ.
Trần Bình và Trương Lương đã làm những việc quá ác, gây đại nạn và tai họa cho đời con cháu, người đời sau cũng nên lấy đó làm bài học cho mình mà tránh làm điều ác.
Nam Dương (St)/ PNO
Bình luận (0)