Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Linh động kết hợp cái hay riêng trong từng bộ sách giáo khoa

Tạp Chí Giáo Dục

Chương trình GDPT 2018 trao quyn cho giáo viên trong thiết kế bài dy. Sách giáo khoa ch là phương tin, tài liu h tr. Hin nay, giáo viên TP.HCM đã “quen tay” dy hc thoát ly sách giáo khoa và linh đng chn cái hay riêng ca tng b sách đ truyn đt kiến thc đến hc sinh…


Tiết hc hóa ca hc sinh Trưng THPT Tenlơman dưi sân trưng

Tại Trường THPT Tenlơman (quận 1), môn hóa học lớp 11 đang được nhà trường sử dụng bộ sách Chân trời sáng tạo để giảng dạy cho học sinh. Tuy nhiên, theo cô Đặng Nguyễn Mai Chi (Tổ trưởng Tổ hóa của trường) trong quá trình giảng dạy, giáo viên đều linh động để sử dụng ngữ liệu ở tất cả các bộ sách khác một cách hợp lý.

Ví dụ, khi dạy bài Hydrocarbon không no, với phần 2 tính chất hóa học thì bộ sách Cánh diều lại có cách tiếp cận hay hơn, phản ứng hóa học gọn hơn. Do vậy, giáo viên chủ động phối cả 2 phần này ở cả 2 bộ sách để ra được bài dạy phù hợp nhất. Tương tự, với bài tập, giáo viên cũng phối từ 2 bộ sách để giúp học sinh dễ dàng tiếp cận kiến thức, mà không quá cảm thấy nặng nề.

Cô đánh giá, mỗi bộ sách giáo khoa đều có những cái hay riêng, thể hiện những ý đồ của người viết sách mà giáo viên sẽ học được nhiều khi xây dựng kế hoạch bài giảng của mình. Khi giảng dạy, tôi tổng hợp kiến thức từ các bộ sách, với những phần nội dung kiến thức mà bản thân tâm đắc để có thể hình thành một bài dạy.

“Với Chương trình GDPT 2018 trao quyền cho giáo viên trong thiết kế bài dạy. Sách giáo khoa đúng nghĩa chỉ là phương tiện, tài liệu hỗ trợ chứ không còn cứng nhắc là pháp lệnh. Vì vậy, với phần kiến thức nào mà sự truyền tải trong bộ sách chưa thực sự phù hợp với năng lực tiếp cận của học sinh nhà trường thì giáo viên hoàn toàn có thể sử dụng ngữ liệu từ cuốn sách khác.

Đây cũng là cách mà giáo viên thoát ly khỏi sách giáo khoa” – cô Chi chia sẻ.

Cũng theo cô Chi, học hóa bây giờ không phải để dạy học sinh cân bằng các phương trình phản ứng hóa học dài ngoằng mà dạy học sinh rằng kiến thức đó sử dụng trong thực tế là như thế nào. Hóa học trong chương trình cũ chúng ta thường đòi hỏi học sinh học cái gì thì phải nhớ, phải trả bài lại kiến thức đó. Với chương trình mới, học sinh chỉ cần biết rằng có phản ứng đó, hiểu kiến thức đó áp dụng trong cuộc sống để làm gì. Còn việc cân bằng phương trình hóa học, các phản ứng hóa học, các em có thể tìm hiểu trên mạng internet bất cứ lúc nào.

“Hiện nay môn học không đòi hỏi các em phải vận dụng trí nhớ, nhưng với chương trình mới đòi hỏi các em phải có tư duy, logic. Để có được tư duy này thì không gì khác buộc các em phải có kiến thức nền tảng, học thông qua những trải nghiệm, tìm tòi, tự học. Việc đón nhận cái mới thời gian đầu chắc chắn sẽ có những khó khăn, sức ì nhất định. Nhưng nếu bản thân giáo viên chịu “mở” mình ra, tiếp cận cái mới theo một tư duy và góc nhìn tích cực thì sẽ thấy rằng cái mới rất thú vị thì sẽ thấy nhẹ nhàng, học sinh hứng thú” – cô Chi nhìn nhận.


Giáo viên TP.HCM hin đã “quen tay” dy thoát ly sách giáo khoa

Nhìn lại hành trình 4 năm thực hiện Chương trình GDPT 2018, cô Hoàng Thụy Bích Thủy (Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Thị Định, quận 7) đánh giá giáo viên đã có thể sử dụng sách giáo khoa một cách chủ động, làm chủ được sách giáo khoa. Trong quá trình dạy, giáo viên thấy ngữ liệu trong bài không phù hợp với học sinh lớp mình thì cũng đã mạnh dạn thay đổi ngữ liệu. Có thể là chọn một bài đọc khác, tìm kiếm một ngữ liệu khác, một câu hỏi khác không có trong sách giáo khoa nhưng miễn sao đạt được yêu cầu cần đạt của chương trình, học kỳ.

“Khái niệm thoát ly sách giáo khoa với đội ngũ được hiểu là dạy không lệ thuộc vào sách giáo khoa. Ở đây là thầy cô sử dụng sách giáo khoa một cách linh hoạt, có thể hoán chuyển các thứ tự bài học, sắp xếp các chương bài cũng theo sự tiếp thu của học sinh chứ không cứng nhắc” – cô Thủy nói.

Tính không lệ thuộc vào sách giáo khoa, theo cô Thủy còn được đội ngũ thể hiện qua việc giáo viên học hỏi trong cách ra đề kiểm tra, sử dụng chính ngữ liệu trong các bộ sách khác, ngoài bộ sách mà được nhà trường lựa chọn giảng dạy. Đây là điều rất hay, thể hiện rõ nét nhất điểm mới của chương trình.

 “4 năm qua, nhà trường đều sử dụng bộ Chân trời sáng tạo để giảng dạy, các bộ sách được phê duyệt khác đều được nhà trường trang bị trên thư viện để giáo viên tham khảo, nghiên cứu. Thầy cô đã ngày càng mạnh dạn sử dụng ngữ liệu trong các bộ sách này để phục vụ đổi ngữ liệu bài học, sử dụng để học hỏi về cách ra đề kiểm tra, từ đó có thêm kho ngữ liệu đề mới, để học sinh không bị rập khuôn khi học. Ngoài ra, các bài đọc trong 2 bộ sách khác: Kết nối tri thức với cuộc sống và Cánh diều còn được nhà trường sử dụng cho học sinh đọc mở rộng, tăng thêm vốn từ cho các em…” – cô Thủy cho biết thêm.

“Không còn… cháy giáo án”

Theo cô Bích Thủy, Chương trình GDPT 2018 không còn khái niệm giáo án nữa mà là kế hoạch bài dạy. Khác với giáo án, giáo viên chuẩn bị kế hoạch bài dạy lên lớp một cách chủ động, linh hoạt, không gò bó. Có thể cùng một giáo viên giảng dạy, cùng một khối lượng kiến thức nhưng kế hoạch bài dạy sẽ không lớp nào giống với lớp nào, bởi còn phụ thuộc vào đối tượng học sinh…

Cô Thủy cho biết, dù thay đổi thuật ngữ nhưng giáo viên vẫn thường quen gọi kế hoạch bài dạy là giáo án. Kế hoạch bài dạy là linh hoạt tùy theo năng lực tiếp thu của học sinh. “Cháy giáo án” chỉ xảy ra khi giáo viên đặt ra yêu cầu cần đạt của bài học vượt xa so với năng lực học sinh.

Thông thường, điều này thường xảy ra với những giáo viên ít kinh nghiệm hoặc là giáo viên mới chuyển khối lần đầu. Ví dụ, đối với khối 4, giáo viên yêu cầu trong tiết 35 phút, học sinh phải đọc được thành tiếng được, hiểu được bài. Nếu trong quá trình dạy, giáo viên không tải hết được các yêu cầu này, học sinh mới chỉ có thể đọc thành tiếng, chưa đọc hiểu được thì hiểu nôm na là “cháy giáo án”.

“Hiện nay, khối 1, 2, 3 thì hầu như không còn tình trạng “lệch pha” giữa yêu cầu cần đạt của giáo viên với học sinh do giáo viên đã có kinh nghiệm, được điều chỉnh qua từng bài dạy. Riêng với khối 4 thì đâu đó vẫn còn tình trạng này… Yêu cầu cần đạt trong mỗi bài học phải được giáo viên điều chỉnh với từng đối tượng học sinh, qua năng lực tiếp thu của học sinh trong từng chặng. Cho nên, sau mỗi kế hoạch bài dạy thì đều có mục điều chỉnh sau tiết dạy. Như vậy, thầy cô phải sử dụng tất cả các công cụ mà chương trình mới trao cho mình để điều tiết, chủ động trong bài dạy thì sẽ không còn tình trạng “cháy giáo án”, cô Thủy chia sẻ thêm.

Giang Quân

Bình luận (0)