Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

TP.HCM cần được “nuôi dưỡng” đúng tầm để tạo nên đột phá mới

Tạp Chí Giáo Dục

Hi đng Lý lun Trung ương và Thành y TP.HCM va phi hp t chc Hi tho khoa hc Đánh giá kết qu thc hin Ngh quyết Đi hi XIII ca Đng, Ngh quyết Đi hi ln th XI ca Đng b TP.HCM. Ti hi tho, nhiu ý kiến cho rng, hin ti có khá nhiu đim nghn v cơ chế, chính sách nh hưng không nh đến s phát trin, nht là s bt phá ca nn kinh tế đu tàu cc TP.HCM. Đ TP.HCM phát trin xng tm, to ra li ích ln cho quc gia thì cn phi nhanh chóng khc phc nhng hn chế này…


TP.HCM cn đưc bi đp, nuôi dưng bng cơ chế, chính sách đúng tm đ to nên nhng đt phá mi

Nhiu bt cp tích t lâu năm

Tại hội thảo, nhiều đại biểu cho rằng, điểm nghẽn làm cho kinh tế TP suy giảm mạnh đó là sự tồn tại, tích tụ nhiều năm về cơ sở hạ tầng, thể chế, hậu quả đại dịch Covid-19; sự bất cập của cơ chế quản lý cùng sự trì trệ của bộ máy hành chính các cấp. Cùng với tác động môi trường kinh tế vĩ mô đã khiến kinh tế TP chậm vào quý 1 năm nay.

TS. Trần Du Lịch – thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia – cho rằng, trong bối cảnh quốc tế và trong nước thời gian tới đặt ra nhiều vấn đề, yêu cầu mới cho thấy TP.HCM phải được bồi đắp thể chế, chính sách, kể cả nguồn thu mới tạo ra lợi ích lớn cho quốc gia.

“Nói nôm na, con bò sữa sẽ cho sữa rất tốt nếu được cho ăn cỏ đều đều. Ngược lại, vừa muốn uống sữa, vừa muốn ăn bớt thịt thì bò không cho sữa được. Nuôi dưỡng này cực kỳ quan trọng”, ông Lịch nói.

Với lĩnh vực khoa học – công nghệ (KH-CN), TS. Nguyễn Việt Dũng – Giám đốc Sở KH-CN TP – cho rằng, mặc dù TP có nhiều giải pháp nhưng chưa tạo được sự bứt phá và chưa theo kịp với sự phát triển kinh tế xã hội, quản lý đô thị TP. Đầu tư từ ngân sách cho hoạt động nghiên cứu phát triển đổi mới sáng tạo chiếm tỷ trọng thấp, khoảng 30% ngân sách sự nghiệp KH-CN. Đầu tư của xã hội, chủ yếu từ doanh nghiệp chưa đạt 1% GRDP. Mối liên kết trong hoạt động nghiên cứu sáng tạo giữa viện – trường – doanh nghiệp – Nhà nước có nhiều chuyển biến tích cực nhưng chưa chặt chẽ và bền vững. Công tác quy hoạch mạng lưới KH-CN công lập theo hướng tinh gọn chưa thực sự quyết liệt. Hoạt động thu hút chuyên gia, nhà khoa học có tài năng còn hạn chế.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các hạn chế, trong đó, cơ chế tài chính cho hoạt động KH-CN theo quy định hiện hành còn rất nhiều bất hợp lý, không phù hợp với thực tiễn và thông lệ thế giới. Các chính sách đầu tư của doanh nghiệp, quỹ đầu tư mạo hiểm cho hoạt động KH-CN và đổi mới sáng tạo còn rất yếu, chưa thực sự thông thoáng, thậm chí không sử dụng được…

Theo đó, ông Dũng đề nghị Hội đồng Lý luận Trung ương nên có nghiên cứu, đánh giá toàn diện các chính sách, thể chế cho hoạt động KH-CN, đổi mới sáng tạo hiện nay để có hướng tháo gỡ kịp thời, giúp ngành KH-CN là động lực phát triển kinh tế xã hội.

Đề xuất các giải pháp cho sự phát triển của TP thời gian tới, TS. Trương Minh Huy Vũ – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM –  cho rằng, đầu tư văn hóa con người TP phải là đầu tư lâu dài phục vụ phát triển bền vững không chỉ cho TP mà cho cả vùng. Cần chính sách cơ chế liên ngành, liên vùng. Đồng thời thu hút mạnh mẽ hơn đầu tư kinh doanh thông qua hợp tác công – tư. Tận dụng xu hướng phát triển mới của thế giới như kinh tế số, kinh tế xanh.

Phi đánh giá đúng bn cht vn đ

Theo báo cáo, GRDP của TP.HCM từ đầu nhiệm kỳ đến nay tăng xấp xỉ 2%/năm, đặc biệt ước tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn giai đoạn 2021-2023 là 1.333.191 tỷ đồng, đạt 109,18% so với dự toán và tăng 29,68% so với giai đoạn 2016-2018, tốc độ tăng thu bình quân là 26,42%. Kết quả này đóng góp rất quan trọng vào nguồn thu chung của cả nước. Tuy nhiên, TP chưa ghi nhận dấu hiệu đột phá trong phát triển.

Ông Võ Văn Hoan – Phó Chủ tịch UBND TP – thông tin, giai đoạn 2021-2022 ghi nhận sự sụt giảm lớn về tỷ lệ vốn đầu tư trên GRDP – bình quân chỉ đạt 20,1%; trong khi thời kỳ 2011-2020 đạt 31,8%. Điều này cho thấy TP gặp khó khăn trong huy động vốn đầu tư phát triển cũng như việc giải ngân vốn đầu tư đạt mức thấp, bao gồm giải ngân vốn đầu tư công. Nhiều dự án đầu tư quan trọng trên địa bàn kéo dài, chưa thể đưa vào khai thác dẫn đến lãng phí nguồn lực, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và nhiều hệ lụy về mặt xã hội, môi trường…

Theo ông Hoan, dự kiến từ nay đến năm 2025, việc hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu đề ra vẫn còn gặp khó khăn, thách thức. Trong thời gian tới, TP cần tiếp tục tập trung quyết liệt thực hiện hiệu quả, hiệu lực các giải pháp, nhiệm vụ đề ra tại các nghị quyết. Trong đó, tập trung thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế bền vững; phát triển văn hóa – xã hội đồng bộ với phát triển kinh tế; phát huy hiệu quả mọi nguồn lực phát triển hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ; đổi mới quản lý TP; đảm bảo quốc phòng, an ninh trật tự, đối ngoại.

Thực tiễn trong nhiều năm qua cho thấy nếu tiềm năng, lợi thế của TP không được chủ động bồi đắp, nuôi dưỡng bằng cơ chế, chính sách đúng tầm; nếu năng lực thực thi của các cấp, các ngành không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thì không thể tạo nên những đột phá mới.

Để TP phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới, các nhược điểm trong xây dựng, tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách cần được khắc phục đúng bản chất, căn bản và đồng bộ. Việc khắc phục các nhược điểm đòi hỏi phải đánh giá đúng bản chất vấn đề và phải được giải quyết trong tầm nhìn, quyết sách chiến lược cấp quốc gia, vượt khỏi ranh giới hành chính cấp địa phương.

Theo GS.TS Tạ Ngọc Tấn, bối cảnh mới của thế giới và trong nước từ nay đến hết nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng được dự báo bên cạnh những thời cơ, thuận lợi cũng sẽ có nhiều khó khăn, thách thức lớn. Qua đó, đòi hỏi phải hết sức bình tĩnh, sáng suốt, phát huy thật tốt những kết quả, bài học kinh nghiệm đã có, khắc phục những hạn chế, yếu kém còn tồn tại, nhất là từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay để tiếp tục đẩy mạnh đổi mới, nỗ lực phấn đấu, tranh thủ mọi thời cơ, thuận lợi; đồng thời vượt qua mọi khó khăn, thách thức để triển khai thực hiện thắng lợi các chương trình, kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra cho nửa cuối của nhiệm kỳ khóa XIII.

Theo ông Tấn, các điểm nghẽn, khó khăn mà TP.HCM và cả những địa phương khác đang gặp phải đều quanh các đột phá trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng nói đến. Đơn cử như tỉnh Bình Dương nói rất nhiều đến giải tỏa để làm hạ tầng giao thông kết nối TP.HCM giải quyết các chuỗi cung ứng, di chuyển hàng hóa nhưng vẫn chưa được. Đây là một trong những vấn đề liên quan đến thể chế. Vừa qua Quốc hội có bàn đến chuyện hơn 1 triệu tỷ đồng đắp chiếu trong ngân hàng với tỷ lệ lãi suất là 0,8% năm. Trong khi đó một loạt các doanh nghiệp, xí nghiệp đi vay vốn với tỷ lệ trả lãi là 10-12% năm. Điều này rất phi lý, có một phần nguyên nhân là do thể chế…

Minh Phương

 

Bình luận (0)