Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Học sinh khối 6 đến khối 8 tại TP.HCM: Có thể kéo dài thời gian kết thúc năm học

Tạp Chí Giáo Dục

Giám đc S GD-ĐT TP.HCM Nguyn Văn Hiếu cho biết, trong hc k 2, hiu trưng các trưng THCS có th trao đi vi ph huynh HS đ tăng cưng thi gian hc trc tiếp vi điu kin an toàn dch bnh. Trong đó, HS khi 6 đến khi 8 có th kéo dài thi gian kết thúc năm hc đến ngày 15-6, đ đm bo có không quá 2 tun ôn tp cng c.


Giám đc S GD-ĐT TP.HCM yêu cu, các hot đng chuyên môn phi gn lin vi phòng dch

Thông tin được ông Nguyễn Văn Hiếu nêu ra trong Hội nghị chuyên môn cấp THCS Học kỳ II năm học 2021-2022 do Sở GD-ĐT TP tổ chức mới đây.

Không gây áp lc vi HS khi tr li trưng

Tại Hội nghị, Giám đốc Sở GD-ĐT Nguyễn Văn Hiếu yêu cầu, với HS lớp 6 khi quay trở lại trường, các trường dạy cốt lõi thì chỉ kiểm tra cốt lõi, không gây căng thẳng cho HS. Ngoài ra, nhà trường cần hướng dẫn các em về trường, lớp, phương pháp học tập vì phương thức, hình thức dạy và học khác với bậc tiểu học. Đặc biệt cần hết sức nhẹ nhàng, không căng thẳng. Việc dạy học HS lớp 6 khi đến trường phải tổ chức phù hợp, tiếp tục củng cố, điều chỉnh nội dung tăng dần, làm sao cuối năm HS đạt yêu cầu cần đạt ở bậc lớp 6.

“Nhà trường, giáo viên không nên nóng vội vì việc dạy và học trên môi trường internet còn nhiều tồn tại, nhiều HS còn gặp khó khăn về thiết bị, đường truyền, điều kiện học tập… Do đó, nhà trường cố gắng làm sao để khi đi học trở lại các em vui với việc học của mình”, lãnh đạo Sở GD-ĐT TP nhấn mạnh.

Cũng theo Giám đốc Sở GD-ĐT TP Nguyễn Văn Hiếu, trong học kỳ 2 này, hiệu trưởng các trường THCS có thể trao đổi với phụ huynh HS để tăng cường thời gian học trực tiếp với điều kiện an toàn. Trong đó, HS khối 6 đến khối 8 có thể kéo dài thời gian kết thúc năm học đến ngày 15-6, để đảm bảo có không quá 2 tuần ôn tập củng cố.

Với lớp 9 thì theo tiến độ của kỳ thi tuyển sinh lớp 10, nhà trường cần hoàn tất việc kiểm tra, đánh giá, điểm số, xếp loại chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh. Việc tăng cường thời gian với HS lớp 9 là cần thiết nhưng nhà trường cần tính toán lộ trình ngay từ đầu chứ không để đến cuối năm dồn dập ảnh hưởng đến chất lượng, áp lực học hành với HS.

Đối với việc chuẩn bị dạy học 2 buổi/ngày trong học kỳ II, Giám đốc Sở GD-ĐT Nguyễn Văn Hiếu lưu ý nhà trường phải kiên quyết thực hiện dạy 2 buổi/ngày theo đúng chỉ đạo của Sở GD-ĐT. Trong đó, buổi thứ 2 phải dạy theo yêu cầu, nguyện vọng của HS chứ không phải có gì dạy đó, không phải lấy buổi 2 để tăng thời lượng dạy học các môn học chuẩn bị cho kỳ thi TS 10… Hoặc kéo dài thời gian của buổi 1 để dạy vào buổi 2. Đây không phải là dạy 2 buổi/ngày.


Lãnh đo S GD-ĐT nhn mnh, các trưng không gây áp lc vi hc sinh lp 6 khi tr li trưng

“Dạy 2 buổi/ngày là phải đáp ứng được nguyện vọng, nhu cầu của HS, các em thích gì thì học cái đó. Dạy buổi 2 có thể dạy thể dục thể thao, tăng cường hoạt động giáo dục thể chất; có thể tập trung dạy ngoại ngữ theo nhu cầu của HS; tổ chức các câu lạc bộ học thuật, nghiên cứu lịch sử địa phương… Rất nhiều hình thức triển khai chứ không phải chỉ có văn, toán, tiếng Anh”, Giám đốc Sở GD-ĐT Nguyễn Văn Hiếu chỉ rõ.

An toàn phòng dch không tách ri hot đng chuyên môn

Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu nhấn mạnh, công tác an toàn phòng dịch trong nhà trường và các hoạt động chuyên môn sẽ không tách rời. Trong bối cảnh dịch Covid-19, giải pháp chuyên môn phải phù hợp với tình hình dịch bệnh.

Ông nêu rõ, hiệu trưởng các trường phải nhận thức được tầm quan trọng của việc phòng chống dịch trong cơ sở giáo dục, làm cho HS an toàn, phụ huynh an tâm khi đưa con đến trường. Sau đó mới bàn đến việc dạy và học.

“Thầy cô phải tuyệt đối chấp hành nghiêm các quy định về phòng chống dịch, sau đó mới yêu cầu HS thực hiện và giám sát, để khi các em đến trường sẽ có ý thức… Thầy cô đừng bao giờ để tình trạng chủ quan trong việc đến trường. Để dạy học tốt, nhà trường phải thực hiện phòng chống dịch tốt”, ông Nguyễn Văn Hiếu lưu ý.

PHI BIT SÂU V KHÔNG GIAN VĂN HÓA TP.HCM

Việc dạy giáo dục địa phương bậc THCS, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu cho hay, các trường cần hết sức linh hoạt, Sở cũng sẽ có văn bản hướng dẫn nội dung này. Tổ bộ môn sẽ nghiên cứu nội dung, hiệu trưởng chịu trách nhiệm xây dựng tổ, nhóm thực hiện.

Theo ông Hiếu, HS thành phố học giáo dục địa phương sẽ phải khác với HS tỉnh khác. HS TP.HCM phải biết sâu hơn, rõ hơn HS các tỉnh thành khác về không gian văn hoá TP.HCM… Với truyền thống năng động, sáng tạo của TP.HCM thì nhà trường phải đặt ra yêu cầu HS hết lớp 9 phải đạt được gì, phải biết được các nội dung gì.

“Mục tiêu, yêu cầu giáo dục địa phương đã đặt ra rồi, nhà trường xây dựng kế hoạch, chọn thầy cô giảng dạy sao cho đạt hiệu quả. Tuy nhiên, không cào bằng, không phải thấy giáo viên này ít tiết quá phân công dạy giáo dục địa phương mà phải chọn thầy cô có tâm huyết, năng lực để giảng dạy bộ môn này”, Giám đốc Sở GD-ĐT TP Nguyễn Văn Hiếu nhấn mạnh.

Đối với việc dạy và học môn tự chọn, lãnh đạo Sở GD-ĐT TP cho rằng, hiệu trưởng cần phải xem lại trường mình có điều kiện hay không, rà soát xem phụ huynh có nhu cầu không. Tại TP.HCM sẽ không ít trường đủ điều kiện để dạy ngoại ngữ 2. Nếu chưa có giáo viên thì tính toán thỉnh giảng, tính toán để làm sao HS thành phố học hết bậc THCS có nền tảng ở môn ngoại ngữ 2.

“Phòng Giáo dục Trung học cần nghiên cứu, xem xét tính toán, phối hợp thỉnh giảng…, để làm sao điều kiện tiếp cận ngoại ngữ 2 của HS thành phố được rộng hơn, chứ không phải chỉ những trường ở Q.1, những trường chuyên mới có điều kiện dạy ngoại ngữ 2…”, ông Nguyễn Văn Hiếu yêu cầu.

Đ Giang Quân

Bình luận (0)