Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Ước mơ thay đổi đời sống cho học sinh vùng cao

Tạp Chí Giáo Dục

Đó là ưc mơ và mc tiêu ca 2 giáo viên thế h 9X, ngưi dân tc Cơ Tu, min núi tnh Qung Nam vinh d đưc ng c đi biu Quc hi nhim k 2021-2026. Vi h, ngh giáo không ch truyn kiến thc, dy con ch mà còn mong mun có nhiu hơn các chính sách, đnh hưng đ đi thay đi sng ca đng bào và tương lai ca nhng đa tr nghèo min Tây tnh Qung Nam.


Cô giáo Art Th Thúy Nga – giáo viên Trưng PTDTNT THCS huyn Nam Giang

Trăn tr v vic làm cho hc sinh, sinh viên

Trong danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội ở Quảng Nam, cô giáo trẻ Arất Thị Thúy Nga gây ấn tượng với nhiều cử tri. Đang là giáo viên môn văn tại Trường PTDTNT THCS huyện Nam Giang, mỗi ngày ngoài công việc chính làm người đưa đò truyền dạy kiến thức đến các em học sinh, cô Nga luôn trăn trở với đời sống còn nhiều thiếu thốn ở vùng cao phía Tây Quảng Nam.

Sinh ra ở xã miền núi Cà Dy còn nhiều khó khăn, lớn lên từng chứng kiến cuộc sống thiếu thốn của bà con, cảnh đến trường của các bạn học sinh ở các bản làng xa xôi, hẻo lánh. Cô Nga kể, ngay từ thời còn là học sinh THCS, cô từng mơ ước sẽ trở thành một giáo viên, trở về chính nơi ngôi trường mình theo học để sẻ chia, khơi dậy trong các bạn học trò vùng cao này khát khao chinh phục con chữ, học hành để thay đổi tương lai. Cuốn vở học môn tiếng Anh thời THPT khi cô giáo dạy về mẫu câu “I want to be”, Nga đã không ngần ngại  viết “I want to be a teacher”. “Không phải ước mơ nào cũng có thể trở thành hiện thực nên tôi rất hạnh phúc khi được trở về, được truyền kiến thức mình học được cho chính con em đồng bào thiểu số ở quê mình”, cô Nga chia sẻ.

Giàu nhiệt huyết trên bục giảng, cô Nga còn rất trăn trở với đời sống còn nhiều thiếu thốn của đồng bào vùng cao. “Tôi thường hay chuyện trò thăm hỏi phụ huynh và nghe họ kể về đời sống của họ. Ở đây, phụ huynh cũng mong muốn cho con được đến trường để thay đổi tương lai. Khi con mắc lỗi, họ lại bỏ cả ngày lên rẫy, băng rừng lội suối đến chia sẻ cùng cô giáo và nhắc nhở con mình. Điều đó làm tôi rất cảm động”, cô Nga nói về lý do thôi thúc cô ứng cử đại biểu Quốc hội.

Cô Nga bảo, với điều kiện ở miền núi, chính sách việc làm cho học sinh, sinh viên là điều cần quan tâm đặc biệt. Đó cũng là mục tiêu ưu tiên cô Nga đặt ra trong chương trình hành động của mình. “Tuy chất lượng giáo dục ngày nay đã được nâng lên, học sinh miền núi đến trường đã được hưởng nhiều chính sách nhưng ở một số vùng miền núi tiếp cận các dịch vụ còn khó khăn, cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn… Vì vậy, tôi muốn có nhiều hơn những chính sách về nâng cao dạy học, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, chế độ dành cho giáo viên yên tâm gắn bó”, cô Nga nói.

Không chỉ quan tâm dành cho giáo dục, cô Nga còn trăn trở trước đời sống của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. “Tôi muốn cùng họ chung tiếng nói để bảo tồn phát huy truyền thống của đồng bào. Tôi sẽ có những kiến nghị về cơ chế, chính sách để nâng cao đời sống của bà con”. Đặc biệt, xuất phát từ điều kiện kinh tế – xã hội cũng như hiểu về tập tục sinh hoạt của đồng bào dân tộc thiểu số, cô Nga cũng dành nhiều nội dung về bình đẳng giới, phụ nữ và trẻ em: “Chính sách về bình đẳng giới, bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em thì đã có, nhưng làm sao để có hình thức tuyên truyền cho phụ nữ và trẻ em, nhất là ở vùng đồng bào, hiểu được quyền của mình để thực hiện tốt thì vẫn còn nhiều điều phải làm”.

ng nghip cho hc sinh vùng cao

Một giáo viên người đồng bào Cơ Tu khác ở Quảng Nam cũng có tên trong danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội lần này là thầy giáo Zơrâm Duy, giáo viên Trường PTDT nội trú tỉnh Quảng Nam. Con đường trở thành giáo viên của thầy Duy đầy nỗ lực. Thầy Duy kể, nhà đông anh em, ba mẹ nặng gánh mưu sinh nên việc học gần như phó thác cho tính tự giác của mỗi đứa con. Duy vì rất thích được đến trường học nên từ nhỏ, dù khó khăn đến mấy cũng tự mình khắc phục. Đỗ vào Trường ĐH Sư phạm – ĐH Đà Nẵng, suốt 4 năm ròng rã, để đủ tiền trang trải mọi chi phí, Duy gần như không có kỳ nghỉ hè nào. “Trong năm học tôi làm đủ thứ việc bán thời gian để trang trải chi phí sinh hoạt, ăn uống như: phục vụ quán cà phê, chạy bàn. Vào kỳ nghỉ hè thì đi làm phụ hồ. Từ ký túc xá, đạp xe đến công trình cũng mất cả tiếng đồng hồ nên 6 giờ sáng là đã phải đi làm… Nhà có tới 6 anh em, nhiều lần bố mẹ bảo nghỉ học để lên rẫy nhưng mình nhất định không bỏ học”. Ngày tốt nghiệp đại học, nhận quyết định về giảng dạy môn GDCD tại Trường PTDT nội trú tỉnh Quảng Nam, thầy Duy mới thở phào như trút được gánh nặng và áp lực phải quay về làm nương rẫy.


Thy giáo Zơrâm Duy – Phó Bí thư Đoàn trưng Ph thông DTNT tnh Qung Nam

Thầy Duy chia sẻ, tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội là niềm vinh dự cho bản thân và cả bà con thôn bản, được có cơ hội bày tỏ nguyện vọng cũng như đóng góp vào công cuộc phát triển của đất nước. “Một trong những trọng trách của Trường PTDT nội trú tỉnh là góp phần tạo nguồn lực cán bộ cho các địa phương miền núi nên công tác phân luồng, hướng nghiệp cho học sinh là rất quan trọng. Các chính sách trong phân luồng, hướng nghiệp cho học sinh phải được đẩy mạnh. Ngoài ra, cơ sở vật chất, trường lớp ở các địa phương vùng núi cao hiện nay đã được đầu tư rất tốt theo hướng kiên cố hóa. Tuy nhiên, các trang thiết bị, phương tiện vui chơi cho học sinh gần như không có gì. Vì vậy, tôi rất mong muốn được cải thiện hơn nữa các điều kiện vui chơi cho học sinh vùng đồng bào dân tộc để góp phần hình thành các kỹ năng mềm cho các em”, thầy Duy bộc bạch.

Bài, ảnh: Phan Vĩnh Yên

Bình luận (0)