Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Cô bé mang mai rùa đã được gỡ thành công 1,05 kg bướu trên lưng

Tạp Chí Giáo Dục

Sáng 29.8, cô bé “mai rùa” đã được phẫu thuật tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM). Sau hơn 3 giờ phẫu thuật, cô bé đã được cắt bỏ hoàn toàn "mai rùa".

Bệnh nhi T.T.N.T. (10 tuổi, ngụ huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng) có khối bướu lớn (kích thước hơn 20 cm) trên lưng như mai rùa, xung quanh có nhiều bướu nhỏ (bướu vệ tinh).
Thạc sĩ – bác sĩ Đào Trung Hiếu, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết: Bệnh nhi được đưa vô phòng mổ lúc 9 giờ. Em bé được rạch da lúc 10 giờ 20 phút. Sau 1 giờ 15 phút thì các bác sĩ đã cắt được hết toàn bộ bướu của em bé.
Cô bé mang mai rùa đã được gỡ thành công 1,05 kg bướu trên lưng - ảnh 2
Cái "mai rùa" vừa được các bác sĩ lấy ra cho cô bé Ảnh: Nguyên Mi

"Lốc hết toàn bộ bướu của em bé. Sau khi lấy bướu, em bé khuyết da rất nhiều, đường kính 22cm. Khối bướu lấy ra nặng 1,05 kg", bác sĩ Hiếu cho biết.
Sau đó, em bé được lấy phần da mặt trước đùi, phủ lên bề mặt lưng em bé sau khi cắt bướu. Phẫu thuật ghép da hết khoảng 1 giờ 30 phút.
Riêng phần da đùi của bé sau đó sẽ lành lại và trở lại bình thường.
Ê kíp phẫu thuật gồm11 người, trong đó 6 bác sĩ và các kỹ thuật viên gây mê, hỗ trợ…
Sau ca mổ, hiện tình trạng em bé tốt và bé được chăm sóc đặc biệt, trong đó quan trọng nhất là chống nhiễm trùng. Bé phải nằm nghiêng để đảm bảo sự phục hồi của lớp da ghép sau lưng.
Cô bé mang mai rùa đã được gỡ thành công 1,05 kg bướu trên lưng - ảnh 4
Các bác sĩ lúc phẫu thuật mổ lấy "mai rùa" trên lưng cho cô bé Ảnh: Nguyên Mi

Cô bé mang mai rùa đã được gỡ thành công 1,05 kg bướu trên lưng - ảnh 5

Mẹ bé vui mừng khi được bác sĩ thông báo ca mổ đã thành công – Ảnh: Nguyên Mi
Cô bé mang mai rùa đã được gỡ thành công 1,05 kg bướu trên lưng - ảnh 6

Bác sĩ Đào Trung Hiếu, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1, thông tin về ca mổ – Ảnh: Nguyên Mi
Cô bé mang mai rùa đã được gỡ thành công 1,05 kg bướu trên lưng - ảnh 7

Bé "mai rùa" đang được nằm hồ sức sau phẫu thuật. Do tác dụng của thuốc mê nên bé vẫn còn ngủ mê man. Tuy nhiên sức khỏe ổn định. Đến tối, bé có thể uống sữa, sau đó, bé có thể ăn uống bình thường – Ảnh: Nguyên Mi
Trước đó, mẹ của bé cho biết, khi mới sinh, bé đã có khối bướu trên lưng. Khi đó, bướu chỉ nhỏ bằng quả quýt. Khối bướu lớn lên từng ngày theo sự trưởng thành của bé.
Theo bác sĩ Hiếu, nếu không phẫu thuật, đến khi khối bướu phát triển quá lớn thì sẽ không thể bóc tách được nữa. Như vậy bé phải mang khối bướu trên lưng suốt đời.
“Mặc dù ban đầu bướu có tính chất lành tính nhưng khả năng ung thư hóa về sau rất cao, nguy hiểm đến tính mạng”, bác sĩ Hiếu đánh giá.
Cô bé mang mai rùa đã được gỡ thành công 1,05 kg bướu trên lưng - ảnh 8

Bé "mai rùa" trước khi được phẫu thuật – Ảnh: Nguyên Mi
Đây là bướu hắc tố bẩm sinh, là trường hợp cực kỳ hiếm. Cho đến nay, y văn thế giới chỉ ghi nhận một trường hợp mắc phải là cậu bé 6 tuổi, người Colombia, đã được các bác sĩ Bệnh viện Nhi Great Ormond Street (London, Anh) phẫu thuật thành công.
Ca bệnh này cũng được xếp vào một trong 8 ca dị nhất thế giới.
Hiện tại, việc ăn uống và viện phí của bé “mai rùa” đều được Phòng trợ giúp xã hội của Bệnh viện Nhi đồng 1 hỗ trợ.

Nguyên Mi (TNO)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)