Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Thầy giáo giữ nghề nước mắm Nam Ô

Tạp Chí Giáo Dục

Dù bn rn vi công vic ging dy nhưng chưa mt ln thy Bùi Thanh Phú – GV Trưng THPT Phm Phú Th (Đà Nng) thoáng qua ý nghĩ s b nghc mm truyn thng ca cha ông.

Ln lên t làng ngh nưc mm truyn thng, thy Phú vn luôn đau đáu gi ngh

“Tôi muốn gửi tới các học trò của mình thông điệp, hãy nhìn từ những cái đơn giản, từ những ngành nghề có trên quê hương mình để tạo ra nghề nghiệp nuôi sống bản thân, gia đình và tạo việc làm cho người xung quanh. Điều đó không khó chỉ cần tình yêu quê hương, yêu nghề và lòng quyết tâm”, thầy Phú nói.

Gi ngh truyn thng

Sinh ra và lớn lên ở miền quê chân sóng Nam Ô – quận Liên Chiểu – TP.Đà Nẵng. Cuộc sống nhọc nhằn bên mép biển với nghề làm nước mắm truyền thống nên gia đình chưa bao giờ hướng cho Phú theo nghề. Tốt nghiệp THPT, Bùi Thanh Phú thi đỗ vào Trường ĐH Bách khoa – ĐH Đà Nẵng, ngành CNTT. Tốt nghiệp ĐH, Phú đỗ biên chế vào Trường THPT Phạm Phú Thứ và theo nghiệp giáo. Cũng trong thời gian đó, thầy Phú hoàn thành chương trình thạc sĩ ngành CNTT. Cứ nghĩ, có được công việc với sở thích với Phú đã là ổn định. Nhưng không! Phú vẫn luôn trăn trở với nghề truyền thống. Nhiều buổi chiều tà ngồi thần người bên bãi biển, nhìn những chiếc thuyền vươn khơi, nghĩ đến nghề làm nước mắm chỉ còn phần lớn là người già, công cuộc đô thị hóa đâu đó sẵn sàng chiếm lấy cả không gian làng nghề mấy trăm năm… lòng thầy Phú nhoi nhói. Năm 2016, thầy Phú quyết định thành lập công ty để giữ nghề. Ban đầu nghe Phú trình bày, cả nhà phản đối. Ba mẹ anh thao thức, rồi sự dùng dằng giữa tình yêu nghề truyền thống và nghe con mình khẳng định vẫn theo nghiệp giáo, ba mẹ anh mới gật đầu đồng ý. Công ty TNHH Mắm Hồng Hương với nhãn mác nước mắm Hương làng cổ được thành lập do chính thầy Phú làm Giám đốc – cũng là người trực tiếp nắm giữ công thức làm nước mắm truyền thống. Mỗi năm công ty thầy Phú ướp ủ ngót 20 tấn cá cơm than, thu về thành phẩm hơn 10 ngàn lít nước mắm. Mỗi lít bán ra thị trường dao động từ 70 đến 100 ngàn đồng.

Cht lưng nưc mm là điu thy Phú luôn n lc đ duy trì

Thầy Phú kể: “Công thức làm nước mắm truyền thống thì được lưu truyền từ đời ông bà, cha mẹ tới mình. Cùng với đó, hễ có thời gian là tôi tự tìm đến các làng làm nước mắm nổi tiếng như Cửa Tùng, Cửa Việt (Quảng Trị) và nhiều nơi khác để học hỏi cách làm. Nguyên liệu để làm ra nước mắm do chính tay thầy Phú tuyển chọn. Từ những mẻ cá tươi nguyên cho đến những hạt muối trắng tinh. Để đảm bảo, đích thân thầy Phú mỗi buổi sớm tinh mơ đều ra bãi biển đặt mua cá và đi tận vùng muối Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) để đặt hàng. Những mùa khan hiếm cá, thầy tranh thủ mùa hè và ngày nghỉ, tới tận các vùng biển của tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi để chọn mua cá, thực hiện công việc ướp tại chỗ mới đưa lên xe chở về. Loại cá thầy Phú chọn làm nước mắm phần lớn là cá cơm than. Theo thầy đó là loại cá cho ra nước mắm ngon nhất, tập trung vào hai mùa cá tháng 3 và tháng 7 hàng năm. Đương nhiên người làm nước mắm cũng cần chọn loại cá vừa phải, không quá lớn, cũng không quá bé để làm nước mắm. “Làm nước mắm khó nhất là khâu chọn nguyên liệu. Bên cạnh đó những yếu tố như khí hậu, nhiệt độ gió, kỹ thuật che nắng, mưa cho lu mắm… cũng quyết định đến chất lượng nước mắm”, thầy Phú nói.

Thông đip t tình yêu quê hương

Mi m nưc mm k t khi ư cho đến khi ra nưc mm thành phm phi mt 12 tháng ròng. “Ngh làm nưc mm vt v nhưng mình ln lên nh mm, vì vy phi gi ly cái ngh ca cha ông”, thy Phú tri lòng.

Hai năm trở lại đây, xưởng chế biến nước mắm của thầy Phú còn là điểm đến tham quan trải nghiệm của nhiều du khách trong và ngoài nước. Nhiều du khách muốn trải nghiệm nghề làm nước mắm đều được chính thầy Phú hướng dẫn. Thầy Phú bảo, hướng đi nào cho nước mắm truyền thống vẫn luôn là điều trăn trở trong tâm thức người con nghề mắm truyền thống Nam Ô. Cùng với việc mở rộng các kênh giới thiệu sản phẩm nước mắm đến với người tiêu dùng khắp trong cả nước thì tour du lịch trải nghiệm cũng là cách để nhiều người biết và nhớ đến một làng nghề nước mắm Nam Ô có truyền thống hàng trăm năm, từng là cứu cánh mưu sinh cho biết bao thế hệ của những người con xứ biển. “Nếu có khu sản xuất, trưng bày sản phẩm tập trung thì sẽ thuận tiện cho du khách đến tham quan, mua sắm. Đó cũng là mong ước của mình”, thầy Phú nói. Theo thầy Phú, hiện các hộ sản xuất nước mắm chủ yếu tự tìm cách tiêu thụ sản phẩm. Các hộ sản xuất của làng nghề lại nằm rải rác trong các kiệt, hẻm ngoằn ngoèo, chưa có số nhà nên rất khó tìm. Nếu được bố trí số nhà, tên đường cụ thể thì sẽ thuận tiện hơn cho du khách tham quan làng nghề. Xa hơn về phát triển nghề, thầy Phú đang tính đến việc sản xuất dòng nước mắm cao cấp với thời gian làm nước mắm kéo dài 2 năm, lọc bằng hệ thống RO do Sở Công thương Đà Nẵng hỗ trợ.

Trước đây, bạn bè cùng trang lứa ở mảnh đất này lắc đầu ái ngại trước quyết tâm giữ nghề của thầy Phú thì nay chính họ lại làm đại lý phân phối sản phẩm cho thầy. Trong câu chuyện giữ nghề, thầy Phú luôn đau đáu ấy không phải vì kế mưu sinh: “Nếu chỉ đơn thuần vì kế mưu sinh thì mình không chọn nghề nước mắm bởi nó quá vất vả. Mình giữ nghề, bởi vì muốn nhắn nhủ thông điệp đến các thế hệ học trò của mình rằng, chỉ cần tình yêu, niềm đam mê thì không cần đi đâu xa, các bạn có thể làm giàu và giúp những người xung quanh mình bằng chính nghề truyền thống của cha ông. Mình muốn các học trò được chia sẻ về việc làm và giúp các em định hướng trước sự chọn lựa nghề nghiệp”.

Phan Vĩnh Yên

Bình luận (0)