Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Tiết học thú vị, học sinh hào hứng

Tạp Chí Giáo Dục

Trong tiết hc môn công ngh, bên cnh vic tiếp thu kiến thc cơ bn, hc sinh còn đưc tri nghim la chn thc phm sch, thc hành chế biến, trình bày món, thiết kế bàn ăn…

Thy Lê Thiên Phúc đang thc hin tiết dy đi mi phương pháp đ hc sinh không nhàm chán trong môn công ngh  ti trưng

Đây là tiết dạy học vận dụng phương pháp giáo dục STEM của thầy Lê Thiên Phúc (giáo viên bộ môn sinh học và công nghệ, Trường THPT Phú Nhuận, TP.HCM) mang lại nhiều hứng thú cho người học. Thầy Phúc cho biết: “Xuất phát từ thực tế học sinh không mấy hào hứng với tiết học khô khan, nhàm chán từ phương pháp dạy truyền thống, tôi đã vận dụng phương pháp giáo dục mới với mong muốn khắc phục những hạn chế trên và bước đầu nhận được nhiều tín hiệu tích cực”. Tiết dạy học trên với tên gọi “Đổi mới phương pháp dạy để tiết học trở nên thú vị, học sinh không nhàm chán” đã xuất sắc vượt qua 44 đề tài, giải pháp khác để giành giải nhất cuộc thi Sáng kiến cộng đồng năm 2018 do Sở Khoa học – Công nghệ TP.HCM tổ chức.

Tại buổi lễ trao giải tổ chức ngày 26-12, thầy Phúc đã chia sẻ: Ở tiết dạy học bình thường, học sinh dễ nhàm chán, dẫn đến khả năng tiếp thu kiến thức hạn chế, nhưng khi vận dụng phương pháp giáo dục STEM thì hiệu quả lại khác. Theo đó, với phương pháp mới này, học sinh đóng vai trò diễn giả, người thầy chỉ việc gợi ý, đưa ra tình huống, kích thích sáng tạo và tạo điều kiện cho các em làm chủ bài học, nắm vững kiến thức và ghi nhớ lâu hơn. Điều thú vị ở tiết dạy học này là tất cả học sinh đều được trải nghiệm thực tế từ việc lựa chọn thực phẩm an toàn, chế biến món ăn ngon hợp túi tiền nhưng đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Cụ thể, ngay trong tiết học, các em đã học được cách nhận diện đâu là rau có hóa chất, thuốc trừ sâu, xa hơn là học được cách trồng rau phù hợp với không gian nhà mình. Đặc biệt là nắm được các thành phần dinh dưỡng có trong thịt, cá, rau củ quả các loại… để cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn gia đình. Không dừng lại ở đó, sau mỗi tiết dạy học, giáo viên có đánh giá, góp ý và chấm điểm phần trang trí thiết kế bàn ăn, món ăn để khuyến khích các em cố gắng hơn. Tham gia tiết học, các thành viên trong mỗi nhóm đều được hoạt động: em thì cắt tỉa, em trình bày bàn ăn, em phụ trách chế biến… “Đây cũng là cách để các em có thể làm tốt công việc nội trợ mà không phải học sinh nào ở tuổi trung học cũng làm được. Qua thực hành nấu ăn, các em còn trau dồi kỹ năng làm việc nhóm, chia sẻ kinh nghiệm và thỏa sức sáng tạo”, thầy Phúc nói.

Theo thầy Phúc, đổi mới phương pháp dạy học là nhu cầu tất yếu để học sinh không còn thụ động tiếp thu kiến thức, nói không với bài giảng đơn điệu. Phương pháp giảng dạy mới khắc phục nhiều hạn chế như phát huy kỹ năng thực hành của người học; kỹ năng thuyết trình; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng giải quyết vấn đề… Ngoài ra, áp dụng phương pháp dạy học mới không chỉ lợi cho học sinh mà giáo viên cũng có cơ hội tìm hiểu thêm về công nghệ thông tin, xu hướng công nghệ mới, nâng cao kỹ năng cũng như trình độ chuyên môn và biết cách tổ chức tiết dạy hợp lý hơn. Bên cạnh đó, từ những chia sẻ của học sinh về nội dung liên quan đến tiết học đó, giáo viên cũng nắm bắt được thành tựu khoa học mới về giáo dục trên thế giới mà bản thân chưa có điều kiện tiếp cận.

Các em hc sinh thc hành chế biến và nu ăn trong tiết hc môn công ngh

“Khi thiết kế tiết dạy, tôi cố gắng làm thế nào để chuyển tải đến học sinh bài giảng sinh động, nhẹ nhàng, gần gũi và nhiều thông tin. Ngay từ đầu, tôi đã xác định tiết dạy nào cũng là tiết trải nghiệm với nội dung mới mẻ, cần thiết nhất. Dạy học theo định hướng STEM sẽ xóa dần cái nhìn tiêu cực về nền giáo dục và hơn hết là ứng dụng được kiến thức từ môn học vào thực tiễn”, thầy Phúc kỳ vọng.

Ông Bùi Văn Quyền (Tổng Thư ký Hội Sáng chế Việt Nam, Bộ Khoa học – Công nghệ) nhận xét: “Bài dự thi “Đổi mới phương pháp dạy để tiết học trở nên thú vị, học sinh không nhàm chán” của thầy Lê Thiên Phúc được hội đồng chuyên môn đánh giá cao không chỉ qua bài thuyết trình gửi về mà còn hiệu quả thực tế đối với học sinh và đồng nghiệp. Xây dựng tiết dạy mang lại cho học sinh sự hào hứng, ham muốn học, cập nhật nhiều kiến thức mới… là đã thành công. Tiết dạy này là giải pháp ứng dụng có tính phục vụ cộng đồng và vì lợi ích cộng đồng, đây chính là đích đến của cuộc thi.

Được biết, trước đó thầy Phúc đã đoạt nhiều giải thưởng ở các cuộc thi như: “Giáo viên sáng tạo trên nền tảng công nghệ thông tin” năm học 2016-2017 do Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức; “Làm clip mô phỏng tiết dạy STEM” do Thành đoàn TP.HCM tổ chức trong năm học 2017-2018…

T.Anh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)