Hội nhậpGiáo dục khắp nơi

Giáo dục giới tính ở trường học chưa mang lại hiệu quả?

Tạp Chí Giáo Dục

Giáo dục giới tính ở trường học cho thanh thiếu niên dường như không mang lại hiệu quả như mong muốn. Nghiên cứu ở nhiều quốc gia phát triển cho thấy cả người dạy và người học đều gặp vấn đề khi tham gia các lớp này

Giáo dục giới tính ở trường học chưa mang lại hiệu quả? - ảnh 1

Thanh thiếu niên thường ngại ngùng khi tham gia các lớp giáo dục giới tính Ảnh: Shutterstock

Hầu hết mọi người không dám nhìn thẳng vào vấn đề. Họ hay ngại ngùng khi tham gia lớp giáo dục giới tính thay vì phải nhìn nhận nó bình thường như bao chủ đề học tập khác, theo Fox News.
Nghiên cứu tổng hợp kết quả của 48 công trình khoa học và khảo sát ở 10 nước, trong đó có các nước phát triển hàng đầu thế giới như Anh, Mỹ, Úc và Nhật Bản. Các nghiên cứu tiến hành từ năm 1990 đến 2015, tập trung vào nhóm thanh thiếu niên dưới 25 tuổi.
Các thanh thiếu niên cho biết họ hay cảm thấy ngượng khi học. Nam thì sợ bị xem là thiếu kinh nghiệm và non nớt trong chuyện người lớn, trong khi nữ cảm thấy lo lắng sẽ bị trêu ghẹo khi tham gia.
Các giáo viên thì dường như cũng ngần ngại khi giảng dạy vấn đề giới tính cho học sinh, sinh viên. Ngoài ra, một số thầy cô được cho là thiếu kỹ năng và không cung cấp đủ thông tin để các bạn trẻ hiểu được đâu là giới hạn của hoạt động tình dục ở lứa tuổi này, nghiên cứu cho biết.
Điều gây ngạc nhiên là các khảo sát được tiến hành trải dài trong khoảng thời gian 25 năm, ở nhiều quốc gia lại cho kết quả khá giống nhau, nhóm tác giả nghiên cứu tại Đại học Bristol (Anh) cho hay.
Một số thanh thiếu niên khi được khảo sát nói rằng các lớp giáo dục giới tính tiếp cận vấn đề hơi tiêu cực. Chẳng hạn như xem quan hệ tình dục ở người trẻ là xấu mà không thừa nhận đó là nhu cầu con người.
Trong các lớp giáo dục giới tính, nữ thường thụ động. Nội dung dạy cũng đề cập rất ít hoặc không đề cập đến vần đề đồng tính và chuyển giới.
Các nhà khoa học cho rằng chương trình giáo dục giới tính ở thanh thiếu niên cần phải được cải tiến. Những người được phân công giảng dạy phải là các chuyên gia được đào tạo bài bản và tự tin với kiến thức, kỹ năng giảng dạy của mình.

Ngọc Quý (TNO)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)