Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Những nhầm lẫn thường gặp về bệnh Alzheimer

Tạp Chí Giáo Dục

Có một số hiểu lầm xung quanh căn bệnh Alzheimer mà chúng ta nên biết.
Alzheimer là do nhôm, vật liệu trám răng, chất ngọt nhân tạo aspartame gây ra
Có thể bạn đã nghe qua thông tin nấu ăn bằng chảo nhôm hoặc uống đồ uống từ lon nhôm gây ra bệnh Alzheimer. Tuy nhiên không có bằng chứng khoa học nào khẳng định điều này. Ngoài ra, thông tin vật liệu trám răng hay chất làm ngọt nhân tạo aspartame làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cũng hoàn toàn không có cơ sở. Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer vẫn chưa được xác định chính xác, nhưng họ tin rằng đó có thể là sự kết hợp của các yếu tố về gien, môi trường và lối sống, theo About,

Người trẻ cũng có nguy cơ bị bệnh Alzheimer /// Ảnh minh họa: Shutterstock
Người trẻ cũng có nguy cơ bị bệnh Alzheimer. Ảnh minh họa: Shutterstock

Alzheimer tồi tệ hơn mất trí
Alzheimer là một dạng bệnh mất trí nhớ. Nếu bạn không chắc chắn những gì gây ra chứng mất trí của bạn hoặc của người thân, hãy nói chuyện với bác sĩ để tìm ra căn nguyên.
Alzheimer là một phần bình thường của lão hóa
Việc quên mất một số nơi đã từng đến, sự việc đã từng trải qua là bình thường khi con người bắt đầu có tuổi. Nhưng không nhớ nổi đường đi tới một địa chỉ đã quen đi lại nhiều lần hoặc lú lẫn về thời gian là một dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm cần theo dõi. Không giống như mất trí nhớ nhẹ xảy ra với quá trình lão hóa, bệnh Alzheimer khiến trí nhớ ngày càng giảm sút. Khi bệnh nặng dần, người bệnh có thể mất hoàn toàn nhận thức, không biết suy nhĩ, ăn uống, quên mất cách nói chuyện…
Alzheimer chỉ xảy ra ở người lớn tuổi
Hầu hết người mắc bệnh Alzheimer đều từ 65 tuổi trở lên. Tuy nhiên bệnh cũng có thể gặp ở những người trẻ tuổi. Cụ thể có khoảng 5% người bệnh có các triệu chứng ở độ tuổi 30, 40, hoặc 50. Tình trạng này được gọi là khởi phát sớm bệnh Alzheimer. Có nhiều người trải qua các triệu chứng của bệnh một thời gian dài trước khi được chẩn đoán chính xác. Khởi phát sớm bệnh Alzheimer có thể là do di truyền.
Alzheimer không gây tử vong
Đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lệch, bởi thực tế căn bệnh này đứng thứ 6 trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Mỹ. Ước tính người bệnh sống 8-10 năm sau chẩn đoán. Bệnh nhân có thể quên ăn, quên uống hoặc gặp khó khăn khi nuốt, dẫn tới sự thiếu hụt nghiêm trọng các chất dinh dưỡng. Nhiều bệnh nhân cũng gặp phải vấn đề về hô hấp, có nguy cơ dẫn tới viêm phổi – một căn bệnh đe dọa tính mạng. Ngoài ra những rối loạn về hành vi do ảnh hưởng của bệnh Alzheimer như đi lang thang vô định có thể khiến người bệnh rơi vào các tình huống nguy hiểm dẫn tới tử vong.
Alzheimer có tính chất di truyền
Chỉ có một vài trăm người có bệnh Alzheimer liên quan đến tiền sử gia đình. Do đó, không phải ai có cha mẹ bị mất trí nhớ cũng sẽ phát triển bệnh mất trí nhớ. Khoa học đã chứng minh chứng mất trí nhớ bị ảnh hưởng bởi lối sống và thói quen chăm sóc sức khỏe.
Dầu dừa có thể chữa bệnh Alzheimer
Một số người cho rằng dầu dừa có tác dụng ngăn ngừa và điều trị bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn đang chờ một nghiên cứu cụ thể về vấn đề này.
Alzheimer có thể phòng ngừa
Mặc dù không thể ngăn ngừa chứng mất trí 100%, nhưng chúng ta có thể giảm được nguy cơ bệnh Alzheimer tấn công thông qua chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn và chăm chỉ hoạt động tinh thần.

Thụy Khuê (TNO)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)