Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Siêu virus gây bệnh dịch tả lợn châu Phi:Tồn tại đến 6 tháng trong thịt nhiễm bệnh

Tạp Chí Giáo Dục

Trưc tình hình bnh dch t ln châu Phi (DTLCP) din biến phc tp, đ cu tng đàn ln gn 130.500 con, nhng ngày qua ngành chc năng TP.Cn Thơ đã ra quân phòng chng dch…

Cán b Cc Qun lý th trưng TP.Cn Thơ kim tra các đim bán tht ln. Ảnh: Đ.P

Ông Trần Thanh Sơn – Phó trưởng trạm Chăn nuôi – Thú y Q.Ô Môn – cho biết, hệ thống thú y tại các phường đã thực hiện tiêm phòng trên đàn lợn; mở chiến dịch vệ sinh môi trường, phun thuốc khử trùng ở khu vực chăn nuôi và môi trường xung quanh, hướng dẫn bà con biện pháp phòng chống bệnh. Đặc biệt, vận động bà con thực hiện “5 không”; Tuyên truyền chính sách hỗ trợ của Nhà nước để trong trường hợp không may xảy ra dịch, người dân sẽ tiêu hủy hoàn toàn chứ không bán chạy làm lây lan dịch…

Ông Nguyễn Văn Nhu (khu vực Trường Hưng, P.Trường Lạc, Q.Ô Môn) – nuôi 20 con heo rừng, 5 con heo nái – cho biết, từ khi có dịch, ông luôn giữ chuồng heo sạch, khô ráo. Một tuần phun thuốc khử trùng chuồng trại 3 lần. Và chỉ cho lợn ăn thức ăn công nghiệp mua ở công ty, mỗi lần mua chỉ đủ cho heo ăn trong 3 ngày, không để lâu. Tuyệt đối không cho ăn thức ăn cặn…

Kỹ sư Nguyễn Quốc Vinh – Trưởng phòng Kiểm dịch động vật, Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP.Cần Thơ – cho biết: “Những hộ hoặc các cơ sở chăn nuôi heo quy mô lớn đều thực hiện chế độ dinh dưỡng và chăm sóc khoa học. Họ cách ly người lạ, ai muốn vào khu chăn nuôi phải mang đồ bảo hộ đã tiệt trùng nên dịch bệnh khó xảy ra, chỉ ngại là những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ – dạng này chiếm đa số. Trong đó rất nhiều hộ tận dụng đồ ăn cặn hoặc tự pha chế thực phẩm nuôi heo để giảm giá thành, họ chưa có ý thức vệ sinh chuồng trại, giữ khu vực chăn nuôi sạch sẽ nên virus bệnh rất dễ xâm nhập. Do vậy một trong những yêu cầu quan trọng để ngăn chặn dịch hiệu quả là không để lợn mang mầm bệnh vào TP…”.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Sanh, quyền Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP.Cần Thơ – thông tin: “Cục QLTT TP đã chỉ đạo đội QLTT các quận, huyện và huy động toàn bộ lực lượng, tăng cường kiểm tra, kiểm soát vận chuyển tại các cửa ngõ ra vào TP; đồng thời đẩy mạnh kiểm tra tại các điểm giết mổ. Riêng tại các chợ, chúng tôi kết hợp với ban quản lý chợ kiểm soát nghiêm ngặt, đảm bảo tất cả lợn và sản phẩm lợn bán tại các chợ đều có xuất xứ, nguồn gốc, được kiểm dịch và đảm bảo không để lây lan dịch. Đội QLTT các quận, huyện thường xuyên kiểm tra đột xuất các chợ, và lấy mẫu thịt test nhanh an toàn thực phẩm. Loại test này cho kết quả chỉ sau 1 phút”.

Tuy nhiên, điều khiến ông Sanh lo ngại là: “Theo nghiên cứu của Tổ chức Thú y thế giới (OIE), siêu virus gây bệnh DTLCP có sức đề kháng cao trong môi trường. Nó tồn tại từ 2 đến 4 tháng trong một cơ sở bị nhiễm bệnh, từ 5 đến 6 tháng trong thịt bị nhiễm bệnh. Nó có thể sống trong xúc xích, thịt hun khói và các sản phẩm thịt lợn đã sấy khô hoặc giết mổ. Nếu các cơ sở chế biến sản phẩm từ heo vì ham rẻ, lợi nhuận cao nên mua lợn mắc bệnh về chế biến như xúc xích, chà bông… sẽ gây nguy hiểm cho người tiêu dùng. Khuyến cáo người tiêu dùng khi mua thịt lợn phải mua thịt có dấu kiểm dịch; đối với những sản phẩm đã chế biến nên mua tại những siêu thị hay cửa hàng, quầy hàng uy tín đã được ngành chức năng kiểm định và cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm. Tránh mua những sản phẩm thịt có giá bán quá thấp so với giá thị trường…”.

Đan Phưng

 

Bình luận (0)