Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

20 năm dạy miễn phí cho trẻ em nghèo

Tạp Chí Giáo Dục

Ri bc ging, bà Lê Th Lân (sinh năm 1946, ng P.4, Q.3) gn bó vi lp hc min phí ti nhà sut 20 năm nay và ly công vic thin nguyn này làm ngun vui sng.


Bà giáo Lê Th Lân hưng dn em Hunh Anh Khôi thc hin bài tp ng văn

Nhắc tên bà Lân, từ già đến trẻ ở xóm lao động nghèo trong cư xá Đô Thành ai ai cũng biết. Họ biết đến bà là một cô giáo đã dìu dắt nhiều thế hệ học trò thành danh; Một cán bộ hưu trí gương mẫu, luôn đi đầu trong các hoạt động phong trào của địa phương; Đặc biệt, nhiều người còn biết đến bà giáo già suốt nhiều năm dạy học miễn phí…

T nhng bài ging sinh đng

“Quanh đây, trông bên ngoài nhà cửa cao rộng chứ đi sâu vào các con hẻm vẫn còn nhiều gia cảnh nghèo khó. Cuộc sống cơm áo hàng ngày quần quật cuốn theo, khiến việc quan tâm đến học hành của con cái còn  hạn chế. Chứng kiến nhiều hoàn cảnh, tôi ngỏ lời với phụ huynh đưa các cháu sang nhà để tôi dạy học không thu học phí. Ban đầu chỉ một, hai cháu theo học rồi sau đó lớp học đông dần lên”, bà giáo Lân mở đầu câu chuyện.

Được biết, bà Lân chính thức nghỉ hưu từ năm 2001 và được Trường THCS Minh Đức, Q.1 giữ lại giảng dạy. Đến năm 2003 bà chia tay ngôi trường nhiều năm gắn bó để bắt đầu công việc đã ấp ủ bấy lâu – dạy học miễn phí tại nhà.

Lớp học không bảng đen, phấn trắng, không giáo án soạn sẵn. Giờ lên lớp của bà giáo Lân cũng “lạ” lắm. Chính vì “lạ” nên càng thu hút học trò. Đó là những buổi trao đổi thân mật, gần gũi giữa bà – cháu, giữa cô – trò. Nói là trao đổi nhưng nội dung được lồng ghép uyển chuyển giữa kiến thức sách giáo khoa và vấn đề thực tế trong gia đình, ngoài xã hội. Nhờ những bài giảng sinh động đó mà học sinh thêm phần hứng thú, yêu thích môn học hơn.

Bên cạnh việc bổ sung, nâng cao kiến thức trong sách giáo khoa, giải quyết những yêu cầu cơ bản của bài học, giờ lên lớp, bà Lân còn dạy các cháu về lòng yêu thương gia đình, tình cảm với quê hương, đất nước. Từ kiến thức có sẵn trong sách giáo khoa, bà hướng dẫn phương pháp học, nhất là môn ngữ văn. Dù bận rộn nhưng bà vẫn dành thời gian đọc sách báo, tài liệu để nắm bắt thực tế xã hội, từ đó lồng ghép vào bài giảng cũng như bổ sung kiến thức các môn khác.

Bà giáo Lân chia sẻ: “Tôi không thu học phí nhưng đến với lớp học, các em phải có kỷ luật, có như vậy mới mong đạt hiệu quả cao trong học tập. Tôi luôn răn dạy rằng, “các cháu rơi thì bà kéo lên, tuy nhiên để được kéo lên thì các cháu phải cố vươn lên, nếu không bà sẽ bị các con kéo xuống”. Điều đáng mừng là các cháu hiểu, có ý thức cao trong học tập, có những em học lực trung bình, khá đã vươn lên danh hiệu học sinh khá, giỏi”.

Đến nhng món quà quý hơn tin bc

Hôm chúng tôi đến nhà cũng là lúc bà giáo Lân đang chuẩn bị giờ lên lớp. Lớp này chỉ một trò Huỳnh Anh Khôi (lớp 7/2, Trường THCS Lê Quý Đôn, Q.3).

Mở cửa cho trò Khôi vào, em lễ phép đưa cái túi nhỏ bằng hai tay, nói với bà giáo: “Mẹ con biếu bà miếng mít ăn lấy thảo ạ”. Bà giáo đón nhận món quà với nụ cười hiền rồi quay sang tôi, giọng trầm ấm: “Tội nghiệp, có chi ngon cũng mang cho bà. Tôi dạy học từ năm 1968, cuộc sống lúc bấy giờ còn nhiều khó khăn. Ngày lễ tết, quà cho cô giáo là củ khoai, trái chuối… vậy mà tình cảm thầy trò thắm thiết lắm. Phụ huynh bây giờ cũng vậy, nghèo tiền bạc chứ tấm lòng lớn lắm, nhà có gì thơm thảo là mang sang biếu cô giáo”.


Công trình bức vẽ xanh “Các điểm đến văn hóa trên địa bàn phường” tại đường số 1, KP.6, cư xá Đô Thành do bà Lê Thị Lân vận động thực hiện

Khôi cho biết, gia đình ở tận xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh về đây thuê trọ đã nhiều năm. Chị của em cũng từng đến với lớp học miễn phí của bà Lân. “Học bà Lân một thời gian ngắn nhưng em đã tiến bộ hơn nhiều, nhất là môn ngữ văn. Bà Lân giảng bài dễ hiểu với nhiều ví dụ thực tế sinh động, làm tiết học không nhàm chán”, Khôi nói.

Trở lại câu chuyện, với học trò, bà giáo Lân luôn động viên, khích lệ các em học tập bằng những món quà tinh thần, cụ thể là sách. Bà chiêm nghiệm, để đạt hiệu quả trong giáo dục thì phải vừa dạy vừa dỗ chứ không la mắng bởi la mắng là phản sư phạm, không khéo lại “đẩy” các em đi xa mình hơn. 

“Đưc làm công vic mình yêu thích, chng kiến các cháu ngoan hin, tiến b lên tng ngày mà vui. Đó là mt món quà quý mà các cháu đã tng cho tôi, nó quý hơn c tin bc”, bà Lê Th Lân chia s!

Nghỉ hưu, ngoài công việc dạy học miễn phí, bà Lân còn đảm nhiệm 2 nhiệm kỳ Chủ tịch Ủy ban MTTQ P.4, Q.3; Sau đó là Chủ tịch Hội Người cao tuổi của phường. Hiện bà là Bí thư Chi bộ khu phố; Tổ trưởng khu phố; Chi hội trưởng Hội Cựu giáo chức phường. Ở vị trí nào bà cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được bà con tin yêu.

Bà Lân cho biết, Quỹ học bổng khuyến học do các đồng chí trong Chi bộ đề xuất thành lập từ năm 2004 đến nay đã được nhiều người hưởng ứng, góp sức. Học bổng được xét cấp hàng tháng nhằm động viên, chia sẻ một phần khó khăn cho các em từ tiểu học đến THPT vượt khó học giỏi trên địa bàn.

Có bao giờ bà nghĩ đến chuyện thôi dạy học? Tôi hỏi. Bà đáp: “Thú thật có nhiều lúc cảm thấy áp lực do công việc quá nhiều nhưng chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ thôi dạy. Có hôm phải họp hành, tôi linh động chuyển giờ dạy để đảm bảo kiến thức lên lớp cho các em. Phụ huynh và các cháu cũng hiểu mà thông cảm.

Tôi đã nếm trải vô vàn khó khăn mới có được cuộc sống như hôm nay. Con cháu đã trưởng thành và luôn ủng hộ tôi với công việc hiện tại. Hơn nữa, dạy học cũng là công việc giúp đầu óc luôn làm việc, không bị lãng quên”.

Bài, ảnh: Trn Anh

Bình luận (0)