Sự kiện giáo dụcTin tức

Bộ GD&ĐT tổ chức hội nghị tuyển sinh 2023: Thời gian xét tuyển đại học sẽ rút ngắn?

Tạp Chí Giáo Dục

Bộ GD&ĐT dự kiến, thời gian đăng ký nguyện vọng xét tuyển năm nay chỉ còn hai tuần (trong khi năm ngoái là một tháng). Thời gian thí sinh biết điểm chuẩn và nhập học cũng sớm hơn một tháng so với mốc 17/9 và 30/9 của năm trước.
Bộ GD&ĐT tổ chức hội nghị tuyển sinh 2023: Thời gian xét tuyển đại học sẽ rút ngắn? ảnh 1
Toàn cảnh hội nghị tuyển sinh năm 2023, sáng nay 3/3

Bộ GD&ĐT dự kiến cho thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển từ ngày 5/7, xác nhận nhập học trước 30/8, sớm hơn từ hai tuần đến một tháng so với năm ngoái.

Theo dự thảo công tác tuyển sinh trình độ đại học mà Bộ GD&ĐT vừa công bố, quy chế năm 2022 tiếp tục được áp dụng. Công tác tuyển sinh được thực hiện trực tuyến, trên hệ thống chung của Bộ.

Cụ thể, thí sinh diện tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển nộp hồ sơ trước 30/6, nhận kết quả trước 5/7 và xác nhận nhập học trên hệ thống tuyển sinh của Bộ trước 17h ngày 15/8.

Với các phương thức xét tuyển sớm, các trường hoàn thành và thông báo kết quả cho thí sinh để đăng ký xét tuyển trên hệ thống từ 4/7.

Tất cả thí sinh đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển không giới hạn trên hệ thống của Bộ GD&ĐT từ ngày 5/7 đến 25/7. Sau đó, thí sinh nhận kết quả (điểm chuẩn) ngày 14/8 và xác nhận nhập học đợt 1 trước 17h ngày 30/8.

Với khối ngành đào tạo sức khỏe, giáo viên, Bộ GD&ĐT sẽ công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào hôm 20/7. Từ đó, các trường đào tạo ngành này đưa ra mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển (điểm sàn).

Như vậy, thời gian đăng ký nguyện vọng xét tuyển năm nay chỉ còn hai tuần, trong khi năm 2022 là một tháng. Thời gian thí sinh biết điểm chuẩn và nhập học cũng sớm hơn một tháng so với năm ngoái.

Ngoài ra, các trường thông báo tuyển sinh đợt bổ sung từ ngày 01/9. Từ tháng 10 đến tháng 12/2023 xét tuyển các đợt tiếp theo và cập nhật danh sách thí sinh trúng tuyển và nhập học theo quy định.

Năm 2022: Xét kết quả học tập cấp THPT (học bạ) hơn 37%

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, tổng số thí sinh nhập học toàn quốc là 521.263 đạt 83,39%, cao hơn số nhập học của năm 2021, 2020.

Trong số 330 CSĐT, có 194 CSĐT (58,67%) có tỉ lệ nhập học đạt trên trên 80% so với chỉ tiêu và chiếm 79,42% tổng số nhập học của toàn quốc.

Năm

Số thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT

Chỉ tiêu

đại học

Số trúng tuyển đã nhập học

Tỉ lệ nhập học/chỉ tiêu

Tỉ lệ nhập học /Số dự thi

2022

1.011.589

625.096

521.263

83,39%

51,35%

2021

1.021.117

550.301

517.698

94,08%

50,70%

2020

900.152

526.649

460.160

87,38%

51,12%

Bộ GD&ĐT công bố tỉ lệ tuyển sinh theo các lĩnh vực đào tạo:

TT

Lĩnh vực

Tỉ lệ tuyển sinh

1

Kinh doanh và quản lý

24,54%

2

Máy tính và công nghệ thông tin

11,79%

3

Công nghệ kỹ thuật

9,18%

4

Nhân văn

8,68%

5

Sức khỏe

6,35%

6

Khoa học xã hội và hành vi

5,46%

7

Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên trình độ đại học

5,09%

8

Kỹ thuật

4,86%

9

Pháp luật

3,99%

10

Kiến trúc và xây dựng

3,69%

11

Du lịch, khách sạn, thể thao và dịch vụ cá nhân

3,55%

12

Báo chí và thông tin

2,21%

13

An ninh, quốc phòng

1,59%

14

Sản xuất và chế biến

1,38%

15

Nghệ thuật

1,36%

16

Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng

1,28%

17

Môi trường và bảo vệ môi trường

0,99%

18

Nông lâm nghiệp và thủy sản

0,86%

19

Dịch vụ vận tải

0,74%

20

Khoa học sự sống

0,64%

21

Thú y

0,51%

22

Khoa học tự nhiên

0,44%

23

Toán và thống kê

0,40%

24

Dịch vụ xã hội

0,36%

25

Khác

0,07%

Kết quả tuyển sinh sư phạm:

TT

Trình độ

Chỉ tiêu

Nhập học

Tỉ lệ

1

Cao đẳng

9.349

6.650

71,13%

2

Đại học

39.196

32.265

82,32%

 

Tổng

48.545

38.915

80,16%

Thí sinh tốt nghiệp THPT tại các địa phương:

Số liệu thống kê cho thấy số thí sinh tốt nghiệp THPT ở những vùng có điều kiện kinh tế – xã hội tốt hơn cũng đồng thời có tỉ lệ trúng tuyển nhập học cao hơn.

Tỉ lệ thí sinh nhập học trên toàn quốc theo các phương thức xét tuyển

TT

Phương thức xét tuyển

Tỉ lệ

1

Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT

47,98%

2

Xét kết quả học tập cấp THPT (học bạ)

37,18%

3

Xét tuyển thẳng theo quy định của Quy chế tuyển sinh (Điều 8)

0,25%

4

Xét kết hợp giữa tuyển thẳng theo Đề án và các phương thức khác

0,78%

5

Xét tuyển thẳng theo Đề án của CSĐT

1,84%

6

Thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do CSĐT tự tổ chức để xét tuyển

1,31%

7

Sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do đơn vị khác tổ chức để xét tuyển

0,65%

8

Thi văn hóa do CSĐT tổ chức để xét tuyển

0,50%

9

Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với điểm thi năng khiếu để xét tuyển

0,25%

10

Kết hợp kết quả học tập cấp THPT với điểm thi năng khiếu để xét tuyển

1,21%

11

Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với kết quả học tập cấp THPT để xét tuyển

0,27%

12

Chỉ sử dụng chứng chỉ quốc tế để xét tuyển

0,13%

13

Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với chứng chỉ quốc tế để xét tuyển

0,26%

14

Kết hợp kết quả học tập cấp THPT với chứng chỉ quốc tế để xét tuyển

0,50%

15

Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT nước ngoài

0,02%

16

Xét tuyển qua phỏng vấn

0,00%

17

Kết hợp kết quả học tập cấp THPT với với phỏng vấn để xét tuyển

0,01%

18

Sử dụng phương thức khác

6,83%

Bộ GD&ĐT đã công bố lịch thi tốt nghiệp THPT năm nay. Cụ thể, kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2023 được tổ chức vào các ngày 28, 29, dự phòng ngày 30/6. Trước đó, ngày 27/6, thí sinh sẽ đến điểm thi làm thủ tục đăng ký dự thi, kiểm tra lại tất cả các thông tin cá nhân lần cuối.

Theo Đỗ Hợp/TPO

 

Bình luận (0)