Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Nghị quyết mới: Cơ hội để doanh nghiệp TP.HCM hồi phục và bứt phá

Tạp Chí Giáo Dục

Nhiu doanh nghip (DN) k vng ngh quyết mi thay thế Ngh quyết 54 v thí đim cơ chế, chính sách đc thù phát trin TP.HCM va đưc thông qua ti k hp th 5 Quc hi khóa XV s có nhng thay đi theo hưng tích cc giúp sn xut kinh doanh có phn khi sc hơn.


Tình hình xut khu gp khó khăn nên phn ln các doanh nghip tp trung cho th trưng trong nưc

Doanh nghip cm c ch… thi cơ mi

Ông Đỗ Phước Tống – Chủ tịch Hội Cơ khí Điện TP.HCM – cho biết, DN đang chờ đợi làn gió mới từ nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 54. Hiện nay nhiều DN đang phải hoạt động cầm chừng vì đứt gãy dòng tiền. Thậm chí có DN phải bán bất động sản để trả ngân hàng vì không muốn bị đưa vào danh sách nhóm nợ xấu làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ông Lê Hữu Nghĩa – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng thương mại Lê Thành – kỳ vọng nghị quyết mới được thông qua sẽ tháo gỡ phần nào khó khăn cho lĩnh vực bất động sản với những vướng mắc, rào cản tồn tại trước đây. Đặc biệt giải quyết những vướng mắc về cơ chế, pháp lý cho nhà ở xã hội để phân khúc này phát triển tốt, đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp.

“Chúng tôi hy vọng cuối năm 2023, thị trường bất động sản bắt đầu có những tín hiệu khởi sắc. Sang quý 1, quý 2 năm 2024, thị trường bất động sản sẽ dần phục hồi”, ông Nghĩa nói.

Theo Hiệp hội DN TP.HCM, các ngành chủ lực của TP như dệt may, gỗ, vật liệu xây dựng… vẫn sản xuất cầm chừng khi doanh thu nội địa và xuất khẩu đều sụt giảm. Tình trạng thiếu đơn hàng tiếp tục diễn ra, nhiều DN phải giảm giờ làm, cắt lao động. Mặc dù khó khăn song DN vẫn cố gắng cầm cự, duy trì sản xuất… chờ thời cơ mới.

Ông Nguyễn Quang Thanh – Phó Tổng Giám đốc Công ty Đầu tư tài chính Nhà nước TP.HCM – cho rằng, nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 54 được thông qua, TP sẽ khởi động lại chương trình kích cầu. Chương trình lần này được thực hiện mạnh mẽ hơn về mức hỗ trợ cũng như nhóm đối tượng được hưởng hỗ trợ. Hạn mức hỗ trợ lãi vay được nâng lên 200 tỷ đồng, thay vì chỉ 100 tỷ đồng như các kỳ trước; mức hỗ trợ có thể là 50% hoặc 100% lãi vay. Cụ thể, các DN công nghệ cao, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, y tế, giáo dục… được hỗ trợ tối đa 100% lãi vay; các DN thuộc ngành công nghiệp hỗ trợ như cơ khí, chế biến lương thực thực phẩm, điện tử viễn thông, nhựa hóa cao su, các ngành dệt may, da giày… cũng thuộc đối tượng được hỗ trợ theo chương trình kích cầu đầu tư lần này. Bên cạnh việc triển khai chương trình hỗ trợ DN, TP.HCM cũng tập trung giải quyết hai điểm nghẽn quan trọng, đó là hạ tầng và thể chế.

Thêm nhiu cơ hi cho doanh nghip… hi sinh

TS. Trần Du Lịch – thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia – nhận định, kinh tế TP.HCM đã chạm đáy suy thoái và không có đáy thứ hai nữa. Khó khăn của cộng đồng DN đến từ những tác động tiêu cực kép như đại dịch kéo dài, lạm phát tăng cao, thủ tục hành chính phức tạp… Ngoài ra, phải phụ thuộc hơn 60% nguồn nguyên liệu sản xuất từ các chuỗi cung ứng bên ngoài nên DN trong nước cũng ảnh hưởng không nhỏ khi chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy. Do đó, nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 54 sẽ phải giải quyết bài toán “chiếc áo chật” đã đề cập suốt 20 năm nay.

Theo ông Lịch, nghị quyết mới được thông qua gồm hai nhóm nội dung lớn. Đó là cơ chế phân cấp, phân quyền mở rộng về quản lý Nhà nước với 5 lĩnh vực: đầu tư, ngân sách, xây dựng, tài nguyên môi trường, tổ chức bộ máy cán bộ công chức cho TP.Thủ Đức. Một số việc trước đây Chính phủ làm nhưng nay chỉ với vai trò giám sát, còn lại phân cho TP.HCM tự làm, tự chịu trách nhiệm. Qua đó sẽ giảm cơ chế xin –  cho và tăng được tính tự chủ, trách nhiệm của cơ quan Nhà nước. Ngoài ra, TP còn được tăng khai thác nguồn thu trong việc thu hút nhà đầu tư chiến lược, nhà đầu tư công nghệ cao, đổi mới sáng tạo hoặc huy động nguồn lực tài chính về đất đai. Ví dụ, mở rộng phạm vi áp dụng cơ chế lĩnh vực thể thao văn hóa chứ không chỉ trong lĩnh vực hạ tầng. Hoặc cho phép TP mở rộng cơ chế phát hành trái phiếu chính quyền địa phương để tăng đầu tư. Tương tự là cơ chế sử dụng hiệu quả các mặt bằng cả Trung ương, cả địa phương trên địa bàn TP; chính sách tăng thu nhập… Và những thí điểm của nghị quyết mới trong tương lai còn hướng tới xây dựng đạo luật về các đô thị đặc biệt quy mô 10 triệu dân như TP.HCM, hoàn chỉnh mô hình chính quyền đô thị.


Nhiu doanh nghip dt may h giá bán đ gii phóng bt hàng tn kho

Nói về mấu chốt các cơ chế chính sách trong nghị quyết mới, ông Phan Văn Mãi – Chủ tịch UBND TP.HCM – cho rằng, nghị quyết mới mang lại nhiều cơ hội cho TP, cũng là cơ hội cho DN. Lần này, TP thiết kế các cơ chế, chính sách để vừa tháo gỡ một phần những vướng mắc hiện hữu, vừa tạo cơ hội thu hút nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách. Đó là nguồn đầu tư từ cộng đồng DN TP, trên cả nước và cả nước ngoài. Từ đó mang lại cơ hội, khả năng cạnh tranh của các DN để cùng phát triển, mang lại giá trị cho TP. Bên cạnh đó, TP đề xuất cơ chế phân cấp, phân quyền mạnh hơn để chủ động hơn trong giải quyết các vấn đề và giải quyết nhanh hơn.

“Chính quyền TP mong cộng đồng DN TP cùng tham gia triển khai các nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển Đông Nam bộ, phát triển TP.HCM; tham gia triển khai, áp dụng các cơ chế, chính sách để phát triển các DN, qua đó đóng góp cho sự phát triển của TP”, ông Mãi cho hay.

Theo Chủ tịch UBND TP, trong kỳ họp HĐND giữa năm sắp tới, UBND TP sẽ trình một số chính sách hỗ trợ DN TP về cả trước mắt và lâu dài. Trước mắt, TP sẽ có những chính sách về lãi suất, hàng tồn kho, tiếp cận thị trường… Trong chương trình kích cầu sắp tới, TP sẽ lồng ghép để DN có thể chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. TP đang nghiên cứu một chiến lược, lộ trình, chính sách cho chuyển đổi xanh. Chính sách này đã được TP.HCM giao Viện Nghiên cứu phát triển TP phối hợp cùng các cơ quan, chuyên gia hoàn thiện để có những bước đi rõ ràng. Song song đó, TP.HCM đang xây dựng một chiến lược với đội ngũ DN dẫn đầu của TP, đồng thời dẫn đầu cả nước. Trong đó có kế hoạch hỗ trợ DN đầu tư ra nước ngoài và phát triển chứ không chỉ thu hút DN nước ngoài đầu tư vào Việt Nam…

Phú Cát

Bình luận (0)