Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

SGK ngữ văn 9: Lý thuyết trái với thực hành

Tạp Chí Giáo Dục

Nét mới ở phân môn tập làm văn trong chương trình ngữ văn SGK mới hiện nay là đưa vào hai kiểu văn bản lần đầu tiên được học ở bậc THCS, đó là: Kiểu văn bản nhật dụng và kiểu văn bản thuyết minh. Hai kiểu văn bản này rất gần gũi, cần thiết trong cuộc sống đời thường của học sinh ở hiện tại và cả trong tương lai. Kiểu văn bản thuyết minh được học tập trung ở lớp 8 và một phần ở lớp 9. Trong phần ghi nhớ chấm 2 SGK trang 117, tập 1 có ghi: “Tri thức trong văn bản thuyết minh đòi hỏi khách quan, xác thực, hữu ích cho con người”. Xác thực ở đây được hiểu là chính xác và thực tế. Thế nhưng, khi lên lớp 9 học văn bản thuyết minh “Cây chuối trong đời sống Việt Nam” của tác giả Nguyễn Trọng Tạo in trong SGK lớp 9, tập 1 trang 25, có đoạn lại viết: “Mỗi cây chuối đều cho một buồng chuối. Có buồng chuối trăm quả, cũng có buồng chuối cả nghìn quả”. Viết “Buồng chuối cả nghìn quả” là không đáp ứng yêu cầu đặc điểm của văn thuyết minh là tính xác thực của tri thức. Vì thực tế không có buồng chuối nào có cả nghìn quả chuối. Bởi lẽ bình quân một nải chuối cho nhiều nhất là 20 quả thì buồng chuối đó phải có đến 50 nải, chuyện này thì kỷ lục Guinness cũng không có! Vậy nên, cần sớm chỉnh lại cụm từ “buồng chuối cả nghìn quả” để góp phần làm cho văn bản đúng với bản chất của kiểu văn bản thuyết minh hơn, vả lại để học sinh khỏi ngộ nhận khi hành văn thuyết minh bắt chước mà dùng cách nói quá trong bài văn thuyết minh thì khó có điểm đẹp, cũng như có em thắc mắc hỏi lại thầy thì dễ gây ra tình huống sư phạm khó xử lý cho người dạy.

Nguyễn Văn Tú

Bình luận (0)