Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Thảm kịch xuất khẩu lao động “chui”

Tạp Chí Giáo Dục

Vi mong mun có công ăn vic làm, thu nhp cao sm đưc đi đi, nhiu ngưi dân các tnh min Trung đã tìm mi cách xut khu lao đng, trong đó có c đi lao đng “chui”. Thế nhưng, đây là li đi tăm ti đã đy nhiu gia đình vào n nn, con em h phi vưng vào vòng lao lý và có khi phi đánh đi bng c mng sng ca tui tr.

Mt nhóm thanh niên ngưi Hà Tĩnh xut khu lao đng ti Nht Bn

Tại 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, trong 5 hộ gia đình có ít nhất một hộ gia đình có người nhà đi xuất khẩu lao động. Theo báo cáo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh, toàn địa phương có khoảng 60 ngàn người đi xuất khẩu lao động, trong đó chỉ có hơn một nửa là lao động hợp pháp. Xuất khẩu lao động đã trở thành niềm ao ước của nhiều gia đình, của các thanh niên trong độ tuổi lao động và của cả những học sinh đang chuẩn bị rời ghế nhà trường. Theo họ, xuất  khẩu lao động là cơ hội kiếm công ăn việc làm tốt nhất, nhanh nhất trong khi đó ở tại địa phương thất nghiệp cứ dài dài. Với thu nhập cao khi đi làm thuê ở xứ người, họ nuôi mong muốn sớm được đổi đời, mau làm giàu trong một thời gian thật ngắn.

Tuy nhiên, những người có tên trong danh sách xuất khẩu lao động hợp pháp không nhiều trong lúc nhu cầu thực tế thì không thể đáp ứng được hết. Vì thế con đường xuất khẩu lao động bất hợp pháp đã trở thành lựa chọn đầu tiên cho những người hy vọng sớm được đổi đời. Phần lớn lao động nhập cảnh vào các quốc gia theo con đường du lịch rồi âm thầm ở lại làm việc mà không có giấy tờ tùy thân hợp pháp nào. Một số khác hết hạn hợp đồng nhưng trốn ở lại tự bản thân mình kéo dài hợp đồng theo kiểu “án binh bất động” sống chui nhủi mà không có danh phận gì.

Thiếu tá Chu Văn Hương – Phòng An ninh điều tra Công an tỉnh Nghệ An trao đổi, một số lao động do thiếu hiểu biết các quy định về xuất khẩu lao động vô tình trở thành nạn nhân của các đường dây xuất khẩu lao động “ma”. Phần lớn do người lao động muốn đi tắt không phải trải qua các kỳ sát hạch nên sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn để đi “chui”. Để có đủ tiền trang trải cho một chuyến đi, nhiều gia đình phải cầm cố tài sản, vay mượn tiền nhưng cuối cùng phải đắng lòng chỉ nhận được kết quả là con số không vì bị lừa gạt trắng trợn. Mặc dù thời gian gần đây, nhiều đường dây đưa lao động xuất khẩu ra nước ngoài bị bóc gỡ nhưng bọn tội phạm vẫn tìm nhiều cách tinh vi để dụ dỗ khách hàng.

Thiếu tá Chu Văn Hương cho biết: “Các lao động nếu đưa sang nước ngoài bằng hình thức đi “chui” sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro do không được pháp luật sở tại bảo hộ, đứng trước nguy cơ bị ngược đãi hoặc mức lương không đúng với hứa hẹn trước đây đặc biệt phải đối mặt với nguy hiểm về tính mạng”.

Dù thời gian đã trôi qua 2 năm nhưng bà Trần Thị Trâm ở Nam Đàn, Nghệ An vẫn chưa nguôi ngoai nỗi đau mất đứa con trai trên chuyến tàu vượt biển sang Đài Loan (Trung Quốc) đi lao động “chui”. Đó cũng là tâm trạng lo lắng, sợ hãi của hàng chục gia đình hiện tại ở Nghệ An và Hà Tĩnh khi nghe tin thảm kịch 39 thi thể người nhập cư bị phát hiện bên trong một container đông lạnh ở hạt Esex, Anh hôm 23-10 vừa qua. Dù chưa có kết quả chính thức từ 2 quốc gia nhưng thảm kịch này thật sự trở thành một hồi chuông cảnh tỉnh cho những ai còn mộng làm giàu ở xứ người bằng con đường xuất khẩu lao động “chui”. “Để hạn chế mọi rủi ro có thể xảy ra, người lao động cần tìm hiểu kỹ các chương trình hợp tác lao động của Nhà nước với các nước bạn. Đặc biệt phải cảnh giác trước những lời dụ dỗ, hứa hẹn của các đối tượng không được cơ quan thẩm quyền cấp phép hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động” – Thiếu tá Chu Văn Hương cảnh báo.

Hương Thy

Bình luận (0)