Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Sinh viên đừng biến mình thành AI

Tạp Chí Giáo Dục

Mc dù trí tu nhân to ngày càng làm đưc nhiu tht bc nhưng các chuyên gia khuyên sinh viên không nên n lc biến mình thành AI đ làm vic như mt… cái máy, bi luôn có nhng lĩnh vc mà máy móc không th thay thế con ngưi đưc.


PGS.TS Nguyn Khc Quc Bo (Phó Hiu trưng Trưng ĐH Kinh tế TP.HCM) chia s ý kiến ti ta đàm

Tọa đàm “Bùng nổ công nghệ – Rủi ro suy thoái kinh tế và cơ hội việc làm hiện nay” do Trường ĐH Kinh tế TP.HCM tổ chức đã thu hút sự quan tâm của đông đảo nhà tuyển dụng, sinh viên.

Đng biến mình thành… cái máy

Câu hỏi được nhiều bạn trẻ đặt ra là nên phát triển bản thân ở những lĩnh vực công việc nghề nghiệp nào để trong tương lai không bị thay thế bởi máy móc, trí tuệ nhân tạo. PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo (Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM) cho rằng, có những lĩnh vực trí tuệ nhân tạo sẽ làm tốt hơn con người nhưng cũng có những lĩnh vực mà máy móc không thay thế con người được. Vì máy móc không thể có tình cảm, lòng trắc ẩn, cảm xúc, linh hoạt trong những quyết định kinh doanh… “AI thì đang cố gắng giống con người trong khi nhiều sinh viên lại muốn biến mình thành AI, làm việc không khác gì… cái máy, điều này là không nên” – ông Bảo nhận định.

Theo ông Bảo, doanh nghiệp không đánh giá cao những sinh viên chỉ có điểm số tốt mà chào đón những sinh viên có sự năng động, sáng tạo, biết cách giao tiếp, thấu hiểu đồng nghiệp và khách hàng, có trải nghiệm thông qua hoạt động tình nguyện. AI không thể thay con người làm tốt những việc đó. Vì vậy, sinh viên cần tự tin, nỗ lực học tập rèn luyện, không nên sợ bị công nghệ lấn át.

Để sinh viên có những định hướng tốt về lộ trình phát triển bản thân, ông Bảo thông tin thêm, sắp tới, ngành nghề đào tạo và nhu cầu xã hội sẽ theo hai xu hướng chính. Thứ nhất, những ngành nghề hoàn toàn mới sẽ ra đời để đáp ứng yêu cầu thị trường lao động trong kỷ nguyên công nghệ số. Chẳng hạn, ngành công nghệ đổi mới sáng tạo cách đây nhiều năm hoàn toàn không có. Thời gian sau, lĩnh vực này mới được nhắc dưới dạng ý tưởng trong điều hành kinh tế, đổi mới các mô hình kinh doanh. Và gần nhất, trong hai năm trở lại đây, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM là một trong những trường ĐH ở Việt Nam đã chính thức mở ngành đào tạo về công nghệ đổi mới sáng tạo. Điều này có nghĩa, việc ra đời của một ngành mới không phải một sớm một chiều mà manh nha, phôi thai từ những chuyển biến của nền kinh tế xã hội, từ sự phát triển của công nghệ; đặc biệt từ nhu cầu có thực của thị trường lao động.

Xu hướng thứ hai, những ngành đào tạo truyền thống phải tự đổi mới mình để có thể thích nghi với sự đào thải của nền kinh tế. Có những ngành cần dựa trên nền tảng số để giải quyết bài toán kinh doanh, cũng có những ngành thì việc ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số là cần thiết để tồn tại. Với xu hướng thứ hai, những ngành nghề truyền thống như tài chính, marketing, quản trị kinh doanh… buộc phải dùng công nghệ để nâng cao hiệu quả, cải tiến năng lực cạnh tranh, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nền kinh tế, xã hội.

Tránh lm tưng gia nhy vic và tri nghim

Một trong những trăn trở của rất nhiều doanh nghiệp đối với nhân sự gen Z hiện nay chính là tình trạng quá thường xuyên nhảy việc. Chuyên gia nhân sự Bùi Quang Vinh cho hay, nhiều bạn trẻ gen Z khi đi phỏng vấn với nhà tuyển dụng thường đặt câu hỏi làm công việc này sau bao lâu thì có cơ hội thăng tiến vị trí cao hơn hoặc lĩnh vực tốt hơn; nếu doanh nghiệp không đáp ứng được nhu cầu này thì các bạn nhảy việc.

Doanh nghiệp vì thế cũng phải hiểu được suy nghĩ của gen Z để thiết kế những chương trình và đưa ra những chính sách để “giữ chân” các bạn. Có nhiều bạn gen Z có nhu cầu trải nghiệm rất cao và thông qua nhảy việc để trải nghiệm. Thật ra, đây là nhu cầu chính đáng mà nguyên nhân cần được nhìn nhận từ cả hai phía. Thứ nhất, doanh nghiệp chưa tạo điều kiện cho gen Z phát triển. Tuy nhiên, thứ 2, phải công nhận một điều, nhiều bạn trẻ gen Z vẫn còn rất mơ hồ, chưa định hình rõ mong muốn của bản thân, còn đứng núi này trông núi nọ. Đôi khi các bạn mới ra trường, kỹ năng chuyên môn vẫn chưa đáp ứng được cho công việc mà đã muốn nhảy việc khác.


Sinh viên đt vn đ tui tr cn có nhng ln nhy vic đ tri nghim và tích lũy kinh nghim

“Khi ng tuyn vào mt công ty s luôn có 3 phn mà ng viên cn đáp ng: Bng cp, kinh nghim, năng lc chuyên môn. Trong xu thế hin nay, doanh nghip chú ý tp trung tuyn dng nhng ng viên có đ k năng đáp ng nhng yêu cu đó. Đơn c ti công ty chúng tôi hin nay, thay vì tuyn 3 nhân s vi ít k năng, chúng tôi tuyn mt nhân s đáp ng đưc nhiu k năng nht”, chuyên gia nhân s Bùi Quang Vinh nói.

Tuy không khuyến khích nhảy việc, nhưng ông Bảo cũng khuyên các bạn trẻ nếu có nhu cầu, mong muốn phát triển bản thân mà doanh nghiệp lại không tạo điều kiện thì có thể tìm môi trường mới. Nhảy việc có mặt tích cực lẫn tiêu cực. Có những nhân sự chỉ cần cống hiến chuyên môn nhưng cũng có những bạn trẻ mong muốn phát triển bản thân ở những lĩnh vực khác nhau để trở thành một người quản lý, thành đạt. Thời gian sau khi nhảy sang việc khác, các bạn có thể trở về nơi cũ với một vị trí mang lại cho tổ chức nhiều giá trị cao hơn.

TS. Đỗ Thanh Vân (Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM) thì nhắn nhủ, các bạn trẻ cần cẩn trọng và đừng đánh đồng giữa nhảy việc và trải nghiệm. Bởi đức tính chung thủy luôn được doanh nghiệp đánh giá cao và kỳ vọng ở ứng viên, do vậy, các em đừng xem nhảy việc là để trải nghiệm. Thay vào đó, trong rất nhiều trường hợp, các em có thể học tập, rèn luyện kỹ năng để thích nghi, đáp ứng với yêu cầu của công việc, phát triển bản thân.

Bàn về giải pháp để hạn chế gen Z nhảy việc quá nhiều, đại diện một doanh nghiệp cho rằng, bạn trẻ đừng vội ứng tuyển hay nhận ngay lĩnh vực công việc chưa đúng đam mê, sở trường, do cha mẹ sắp đặt. Điều này có thể khiến các bạn bị bỏ lỡ công việc đúng đam mê khác. Chưa kể, khi làm công việc thiếu đam mê sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả; sự thăng hoa để phát triển bản thân trong nghề nghiệp cũng sẽ chậm, thậm chí là không có. Muốn tránh tình trạng này, các bạn trẻ có thể làm một công việc phụ nào đó trong thời gian chờ công việc mình thực sự mong đợi.

Thc Trân

Bình luận (0)