Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Trao “cần câu” cho đồng bào bên đỉnh Sa Mù

Tạp Chí Giáo Dục

Bng hot đng trao con ging, cây ging, h tr xây dng các công trình phúc li và nhà , Đn biên phòng Hưng Lp (BĐBP Qung Tr) đã đng hành cùng đng bào thiu s hai xã Hưng Lp và Hưng Vit vưt qua khó khăn, hưng đến thoát nghèo bn vng…


Đn biên phòng Hưng Lp trao bò ging cho gia đình bà Chan

Nhng mái nhà thm nghĩa tình

Cuộc sống của đồng bào thiểu số phía Bắc đỉnh Sa Mù, thuộc hai xã Hướng Lập và Hướng Việt (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) vốn được biết đến còn nhiều khó khăn. Cơn lũ lịch sử tròn 2 năm về trước càng khiến người dân ở vùng đất này thêm thiếu thốn. Trong trí nhớ của anh Hồ Văn Sữa, ở thôn Cù Bai (xã Hướng Lập), nỗi ám ảnh nhà cửa bị nước lũ cuốn trôi như vừa mới xảy ra hôm qua. Anh Sữa thuộc diện hộ nghèo. “Không còn nhà, cả gia đình tôi phải đi ở nhờ hàng xóm. Ít lâu sau trời nắng ráo thì nhờ bà con dựng tạm căn lều làm nơi che nắng mưa, sinh hoạt. Dựng lại căn nhà mới là điều mà có mơ tôi cũng không dám nghĩ đến. Sau đó, gia đình tôi may mắn được Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh, Đồn biên phòng Hướng Lập cùng các mạnh thường quân hỗ trợ xây dựng nhà mới. Có nhà, tôi mới có được giấc ngủ ngon và yên tâm làm lụng để nuôi vợ con”, anh Sữa nói.

Dù nhà không nằm trong “tầm ngắm” của lũ quét năm đó, nhưng một trận hỏa hoạn giữa mùa hè năm 2021 bất ngờ cũng khiến gia đình ông Hồ Văn Rào cũng ở thôn Cù Bai mất nhà. “Đến cái ăn còn xoay không đủ cho cả nhà, tôi đâu dám nghĩ đến chuyện dựng nhà mới. Nhờ các đồn biên phòng Hướng Lập khảo sát, kêu gọi hỗ trợ. Cả gia đình mới có được mái nhà để ở. Ở đây, bà con khó khăn gì đều được các chiến sĩ biên phòng hỗ trợ kịp thời. Họ là điểm tựa của bà con chúng tôi”, anh Rào chia sẻ.

Đứng trước ngôi nhà đang dần hình thành, anh Hồ Văn Lót ở thôn Cù Bai vui vẻ cho biết: “Mấy chục năm nay, gia đình tôi sống trong căn nhà tre nứa tạm bợ. Mùa mưa nước dột tứ bề nhưng không có kinh phí sửa chữa. Nay Đồn biên phòng Hướng Lập kêu gọi sự chung tay của các mạnh thường quân, gia đình tôi mới được hỗ trợ xây dựng nhà cửa. Thế là năm nay cả nhà được đón Tết trong ngôi nhà mới rồi”.


Công trình Phòng khám quân dân y và phòng đc biên gii đang đưc cán b, chiến sĩ Đn biên phòng Hưng Lp hoàn thin

Trung tá Hồ Lê Luận, Chính trị viên Đồn biên phòng Hướng Lập cho biết, sau trận lũ lịch sử diễn ra hồi tháng 10-2020 đến nay, đơn vị đã kêu gọi hỗ trợ xây mới và sửa chữa 17 ngôi nhà cho 17 hộ gia đình đồng bào thiểu số khó khăn ở Hướng Lập và Hướng Việt. Với phương châm “an cư mới lạc nghiệp”, các chiến sĩ biên phòng luôn sát cánh cùng người dân miền biên này, gắn kết tình quân dân để cùng bà con xây dựng cuộc sống vững bền trên miền biên ải.

Cn câu hơn xâu cá

Trung tá Hồ Lê Luận nói, đời sống kinh tế của đồng bào thiểu số miền núi còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Vì thế cần có phương án hỗ trợ để giúp bà con thoát nghèo bền vững luôn là điều khiến đơn vị trăn trở. Phải tìm ra phương án để đẩy lùi cái nghèo, lạc hậu một cách bền vững.

Trung tá H Lê Lun – Chính tr viên Đn biên phòng Hưng Lp nói, đi sng kinh tế ca đng bào thiu s min núi còn nhiu khó khăn, thiếu thn. Vì thế cn có phương án h tr đ giúp bà con thoát nghèo bn vng luôn là điu khiến đơn v trăn tr. Phi tìm ra phương án đ đy lùi cái nghèo, lc hu mt cách bn vng.

Anh Luận kể, gia đình anh Hồ Văn Giỏi và chị Hồ Thị Mười ở thôn Trăng – Tà Puồng (xã Hướng Việt) trước đây còn thuộc diện nghèo nhất nhì thôn. Dù rất chăm chỉ làm lụng nhưng diện tích đất ít ỏi, thời tiết lại khắc nghiệt nên năm nào cũng thiếu cái ăn. Nhà có đến 3 đứa con đang tuổi tới trường cần thêm nhiều nhu cầu khác. Năm 2021, Đồn biên phòng Hướng Lập vận động mạnh thường quân hỗ trợ gia đình anh Giỏi 3 con dê làm vốn phát triển kinh tế gia đình. Dê được chăm sóc tốt nên đều đặn sinh sản. Chỉ trong vòng 1 năm, đàn dê đã sinh nở thành gần chục con. Anh Giỏi hồ hởi nói: “Vợ chồng tui dự định sẽ gây đàn lớn hơn để đầu tư cho con cái học hành. Sau này bán dê, tôi sẽ mua thêm bò giống để phát triển kinh tế”.

Với bà Hồ Thị Chan ở thôn Xà Đưng (xã Hướng Việt), khi anh Luận báo tin gia đình bà sẽ được tặng 10 triệu đồng khiến bà vui đến rơi nước mắt. Nghe anh Luận bàn bạc dùng số tiền đó mua bò giống để chăn nuôi bà liền gật đầu, không do dự. Anh Luận nói, nếu để nguyên các suất quà bằng tiền mặt thì chỉ giúp bà con giải quyết được khó khăn trước mắt. Để tìm kế thoát nghèo về lâu dài thì không chỉ phải tìm phương án thích hợp mà còn đồng hành cùng bà con trong quá trình chăn nuôi, hướng dẫn kỹ thuật làm chuồng trại, chăm sóc… mới đem lại kết quả.

Trung tá Nguyễn Công Trình, Đồn trưởng Đồn biên phòng Cù Bai kể, năm trước khi có một mạnh thường quân chứng kiến đời sống khó khăn của bà con đã quyết định hỗ trợ tiền. Chính Trung tá Trình đã đề nghị xây dựng nhà công tác địa bàn kết hợp trạm quân dân y để phục vụ việc khám chữa bệnh cho bà con để có thêm không gian khám chữa bệnh cho bà con ngoài trạm quân dân y kết hợp của đơn vị. Bà Mai Thị Hạnh, phu nhân của nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng đã hỗ trợ 150 triệu đồng để xây dựng phòng đọc biên giới có sách, trang bị máy tính nối mạng phục vụ nhu cầu tra cứu thông tin cho người dân. “Chúng tôi hướng tới xây dựng “điểm sáng văn hóa”, mô hình tăng gia sản xuất để người dân có thể tham quan, học tập phát triển kinh tế. Trước thiệt hại nặng nề của mưa lũ, đơn vị đã kêu gọi, vận động và tiếp nhận hàng ngàn suất quà là lương thực, nhu yếu phẩm, quần áo để hỗ trợ kịp thời cho người dân lúc khó khăn. Tuy nhiên, khi thấy lượng lương thực đã cơ bản giúp bà con không còn phải đói ăn, thiếu mặc, Đồn biên phòng Hướng Lập tính đến chuyện lâu dài. Nhờ đó, 2 năm qua, đơn vị đã kêu gọi các doanh nghiệp, nhà hảo tâm hỗ trợ hơn 3.000 con heo, bò, dê, gà, vịt giống, giúp dân sửa chữa, xây mới nhà cửa với tổng trị giá gần 1 tỷ đồng cho nhân dân trên địa bàn xã Hướng Lập, Hướng Việt” – Trung tá Nguyễn Công Trình nói!

Phan L

Bình luận (0)