Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Họa sĩ – “thầy giáo” Nguyễn Văn Hoàng: “Vẽ” cuộc sống tự lập, bình an cho người khuyết tật

Tạp Chí Giáo Dục

Mong mun làm đưc vic có ý nghĩa cho cng đng, 10 năm qua, ha sĩ Nguyn Văn Hoàng không qun nng mưa, vt vt hàng chc kilômét t nhà riêng đến Trung tâm Dy ngh cho ngưi khuyết tt và tr m côi đ tình nguyn dy v cho các hc viên. Vi ông, hnh phúc ln nht là khi nhìn thy các hc viên ly li đưc nim vui và t tin trong cuc sng lúc v tranh…


Ha sĩ Nguyn Văn Hoàng (áo caro) đang hưng dn các hc viên khuyết tt v tranh

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp cho người khuyết tật và trẻ mồ côi đóng tại xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, hiện có khoảng 60 học viên khuyết tật tham gia các lớp học nghề, trong đó có lớp vẽ của ông Hoàng. Đều đặn sáng thứ hai và thứ sáu hàng tuần, ông Hoàng đến trung tâm dạy vẽ cho học viên…

Mun sng đưc bng ngh… v

Đó là ước mơ của Trần Văn Trãi và nhiều học viên đang theo học lớp vẽ của họa sĩ Hoàng tại trung tâm.

7 giờ 30 lớp học vẽ mở cửa. Trãi có mặt từ sớm để sắp xếp dụng cụ, chuẩn bị cọ, màu vẽ. Căn phòng rộng khoảng 30m2, yên tĩnh, thoáng mát, sạch đẹp. Học viên ngồi hai bên phòng dọc cửa sổ, ở giữa là kệ trưng bày những bức tranh do chính các em vẽ – những bức tranh đa dạng chủ đề từ cảnh vật đến chân dung.

Dù mới học được hơn 1 năm nhưng nhờ sự hướng dẫn tận tình của họa sĩ Hoàng, cộng với năng khiếu hội họa, các tác phẩm Trãi vẽ được đánh giá cao về bố cục, phối màu, nét vẽ mềm mại và có hồn.

“Em mong muốn sau thời gian nữa, khi đã vẽ thành thạo không cần nhìn đến hình mẫu thì có thể về quê mở một phòng tranh nhỏ để vẽ và bán sản phẩm. Nguồn thu sẽ giúp em trang trải cuộc sống để không còn là gánh nặng cho người thân”, Trãi bày tỏ.

Trãi quê Tây Ninh, năm nay 36 tuổi nhưng không làm được công việc nặng do khuyết tật. Trước khi học vẽ, Trãi từng học nghề kim hoàn nhưng sau đó nhận ra bản thân đam mê hội họa và phù hợp với sức khỏe nên quyết định đăng ký lớp vẽ. Để hiện thực hóa ước mơ, Trãi không ngừng nỗ lực học tập, vượt khó vươn lên học từ những kỹ năng nhỏ nhất như cách cầm cọ, pha màu, đưa nét vẽ đến phác họa bố cục, tán màu, cách quan sát…

“Chỗ nào không hiểu hoặc làm chưa đúng, em lại được họa sĩ Hoàng chỉ dẫn”, Trãi chia sẻ.

Ở góc cuối của lớp, Trần Văn Hùng (24 tuổi) luôn thể hiện sự chăm chỉ học vẽ. Do mới tham gia lớp học nên những bức tranh Hùng vẽ chỉ dừng lại ở kiến thức cơ bản là vẽ tĩnh vật. Dẫu vậy, Hùng cũng mong muốn sau này mở được phòng tranh trưng bày và bán các sản phẩm do chính mình vẽ ra. Điều khiến Hùng yêu thích hội họa là bởi khi vẽ tâm trạng bản thân vui hơn, yêu đời hơn.

“Em là trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ, lại khuyết tật nên không ít lần mang nỗi mặc cảm, tự ti. Nhưng khi vẽ tranh, cho ra được những sản phẩm từ chính đôi tay của mình, tức là em vẫn làm được những công việc phù hợp, tương lai em có thể lo được cho bản thân, bớt gánh nặng cho người xung quanh. Nghĩ đến đó em rất vui và phấn chấn”, Hùng nói.

Ngoài Trãi và Hùng, lớp vẽ của họa sĩ Hoàng còn 13 học viên khác. Học viên đến từ khắp các tỉnh, thành trên cả nước, mỗi người đều mang một dạng tật khác nhau.

“Dù mỗi em bị khiếm khuyết vận động khác nhau nhưng đều có đam mê chung là yêu vẽ, đều có mơ ước sau này nuôi sống bản thân bằng công việc vẽ. Vì thế, các em luôn cố gắng rèn luyện mỗi ngày để nâng cao kỹ năng”, họa sĩ Hoàng cho biết.

Cho đi là nhn li

Họa sĩ Hoàng có đam mê nhiếp ảnh, hội họa nên khi đang là kỹ sư cơ khí, ông quyết định rẽ ngang sang học chụp ảnh và học vẽ. Việc tình nguyện tham gia dạy vẽ tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp cho người khuyết tật và trẻ mồ côi đến với họa sĩ Hoàng như một cơ duyên.

“Năm 2012, qua một người bạn, tôi biết được các em khuyết tật và mồ côi tại trung tâm muốn được học vẽ nhưng không có giáo viên. Sau buổi đến thăm, thấy những thiệt thòi về vận động mà các em phải mang, tôi quyết định lấy vốn hiểu biết hội họa của mình để truyền đạt lại. Tôi chỉ mong chia sẻ được việc có ích dù không nhiều để các em có cuộc sống vui hơn, hạnh phúc hơn khi vẽ”, họa sĩ Hoàng chia sẻ.

Những ngày đầu về trung tâm, họa sĩ Hoàng gặp không ít khó khăn. Đối với người bình thường thì việc giảng dạy đi từ kiến thức cơ bản đến nâng cao, nhưng với những học viên khuyết tật, họa sĩ Hoàng phải tìm hiểu, đưa ra phương pháp giảng dạy, truyền đạt cho phù hợp để từng học viên tiếp thu bài hiệu quả nhất.

Tại trung tâm có 2 dạng khuyết tật. Trường hợp các học viên khuyết tật vận động tay, chân nhưng trí tuệ vẫn bình thường thì họa sĩ Hoàng tập trung dạy các em để có cái nghề. Trường hợp khiếm khuyết về trí não và cả tay, chân thì các em được học vẽ để thỏa niềm vui, đam mê.

Hầu hết những tác phẩm do học viên vẽ đều được trưng bày tại trung tâm, một số được bày bán trong siêu thị. Theo họa sĩ Hoàng, so với tranh bán trên thị trường, tranh của các học viên không cạnh tranh được về nét vẽ nhưng bên trong chứa đựng sự nỗ lực, cố gắng nên không ít người tham quan trung tâm đã đặt mua.

Mi đây, ha sĩ Nguyn Văn Hoàng đưc UBND TP.HCM tuyên dương “Nhng tm gương thm lng mà cao c” trong phong trào thi đua yêu nưc ca TP.HCM ln 5 – năm 2022. Ngoài công vic dy v tình nguyn, ha sĩ Hoàng còn kết ni vi mt siêu th làm “gian hàng không li nhun” đ tìm đu ra cho 61 sn phm tranh hoa đt ca các em khuyết tt; kết ni vi Công ty Densu Vit Nam gia công 600 lng hoa quà tng nhm giúp các em có thêm ngun thu nhp. Bên cnh đó, ông cùng gia đình đóng góp trc tiếp bng hin vt tr giá gn 100 triu đng đ sa cha mi 2 lp hc v và lp v hoa đt ti trung tâm, h tr 7 hc viên có hoàn cnh khó khăn do dch bnh Covid-19…

“Một số sản phẩm tuy có vụng về nhưng đó là tâm huyết của các em. Trên cánh tay run rẩy, các em vẫn cố gắng diễn đạt suy nghĩ, ý tưởng qua từng nét vẽ. Khách tham quan đón nhận tranh là vì giá trị đó. Đó cũng chính là niềm vui, tiếp thêm động lực để các em cố gắng hơn nữa”, họa sĩ Hoàng cho hay.

Đến nay, sau 10 năm cần mẫn đến trung tâm giảng dạy, không ít học viên của họa sĩ Hoàng khi ra ngoài đã có thể sống được với công việc vẽ tranh. Chỉ một số học viên do hoàn cảnh gia đình hoặc về nơi ở không thuận tiện để sống được với nghề, nhưng ngược lại các em không còn mặc cảm với bản thân, các em đã tự tin hơn trong cuộc sống.

“Với tôi đó chính là niềm vui, hạnh phúc, là động lực để tiếp tục gắn bó với công việc này như một phần cuộc sống của mình”, họa sĩ Hoàng tâm sự.

Hiện tại, ngoài việc đến Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp cho người khuyết tật và trẻ mồ côi để giảng dạy, họa sĩ Hoàng đang quản lý một phòng tranh trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3. Nơi đây bày bán không ít tác phẩm của ông, đồng thời cũng là nơi ông dạy vẽ miễn phí cho 2 bạn trẻ khiếm thính có hoàn cảnh khó khăn, và là nơi thực tập của không ít sinh viên…

Ngc Trinh

Bình luận (0)