Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Thị trường bất động sản 9 tháng đầu năm: Nhiều bất ổn!

Tạp Chí Giáo Dục

Th trưng nhà đt đi xung c v sng d án và sn phm nhà , mt s d án “ma” ra đi đng ngoài vòng pháp lut, s nhà hoàn thành st gim mnh là bc tranh thc tế d nhìn thy ca th trưng bt đng sn (BĐS) ti TP.HCM trong 9 tháng đu năm 2019.

Th trưng bt đng s TP.HCM trong 9 tháng đu năm 2019 đang có nhiu du hiu bn (nh minh ha)

Nói cách khác, thị trường BĐS ở TP.HCM trong 9 tháng đầu năm 2019 đang có dấu hiệu bất ổn và đặc biệt sự bất ổn đó không đi theo “vết xe đổ” như mấy năm trước đây mà đang có những biểu hiện khác với các giai đoạn trước.

Bt n t các d án “ma”

Từ quý 1 cho đến quý 3 năm nay, tình trạng lừa đảo BĐS không chỉ diễn ra một cách đơn lẻ mà đã thực sự khuấy đảo ở rất nhiều tỉnh thành. Hàng loạt công ty BĐS ra đời đi kèm với nhiều dự án “ma” khuyến dụ người kinh doanh địa ốc mà điển hình là dự án của Alibaba với nhiều thủ đoạn kinh doanh trái phép đã gây bức xúc cho dư luận. Nắm được nhu cầu và tâm lý người mua khi giá đất các vùng ven TP.HCM tăng mạnh, nhiều dự án “ma” tại các quận 7, Thủ Đức, Tân Bình theo đó ra đời. Bằng nhiều cách khác nhau nhưng tất cả các dự án “ma” đều có chung kịch bản là thu gom đất nông nghiệp, đất phòng hộ, đất chưa quy hoạch rồi tự “nâng cấp” thành đất thổ cư nhưng bán với giá mềm nên nhiều khách hàng đã bị sập bẫy.

Ông Trần Quốc Hưng – Chủ tịch UBND P.Linh Trung, Q.Thủ Đức cho biết: “Họ tự vẽ ra dự án khu dân cư rồi đem bán với giá rẻ nhằm thu hút nhiều người vào mua. Đây là hành vi có dấu hiệu lừa gạt những người dân thiếu thông tin về dự án”. Hầu hết người dân chỉ nắm thông tin qua tờ rơi do nhân viên đến từng nhà phát hoặc đưa lên mạng xã hội qua những trang web lậu nên dễ dàng bị dính bẫy.

Trong thực tế, đất nền vốn là một phân khúc rất nhạy cảm về mặt đầu cơ, tích trữ đất đai. Nhiều người dân hiện nay thích trữ tiền vào đất nền bởi tâm lý thích an toàn, cứ để đấy không cần xây, càng lâu càng sinh lãi. Bởi vậy, các nhà đầu tư dự án dưới tâm địa bất lương thường mượn phân khúc này để giăng bẫy lừa dân, hình thành các dự án “ma” đất nền vô cùng hấp dẫn hơn những nơi khác. Còn nhớ trước đây, khoảng cuối 2017 đầu 2018 đất nền cũng lên cơn sốt một thời gian không thể hạ nhiệt được. Sau đó, nhiều dự án “ma” manh nha và làm cho phân khúc này giảm sốt vì không phải mua với giá đắt. Tuy nhiên, hậu quả để lại rất cay đắng là người dân đưa tiền vào rồi không lấy ra được nữa coi như đã thua cuộc khi đánh vào một canh bạc lớn.

Nhng gam màu ít tươi sáng bao ph

Theo đánh giá của Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA), khó khăn lớn nhất của thị trường BĐS hiện nay là nhiều dự án nhà ở bị ách tắc dẫn đến tình trạng thiếu nguồn cung dự án chính thống và thiếu nguồn cung sản phẩm có chất lượng. Dù thị trường BĐS TP.HCM chưa đáng phải lên tiếng báo động do sức mua và tính thanh khoản còn cao và trong khung an toàn, nhưng lại đang lâm vào tình trạng khó khăn tạm thời mà chưa tìm được lối ra an toàn. Trong bối cảnh đó, nếu không gỡ được lối thoát thì tình trạng đó vẫn tiếp tục bị “xuống dốc” trong thời gian trước mắt như một quy luật tất yếu. Bên cạnh đó, nguồn cung quá ít mà nguồn cầu quá cao đã làm mất đi thế cân bằng giữa cung và cầu làm cho giá địa ốc không được đứng yên một chỗ thật ổn định mà bị đẩy lên cao, rồi lên cao chót vót. Đến lúc đó tình trạng đầu cơ, đầu tư theo kiểu lướt sóng với nhu cầu ảo là có thể xảy ra gây tình trạng nhiễu và hỗn loạn trong thị trường đất đai. Đó chính là mảng màu tối của bức tranh thị trường BĐS TP.HCM trong 9 tháng đầu năm 2019 rất dễ nhận diện khi có sự lệch pha nguồn cung về phân khúc nhà ở cao cấp chiếm tỷ trọng lên đến hơn 70% tổng số nhà đưa ra thị trường. Trong đồ thị trượt dốc thị trường BĐS bị sụt giảm mạnh về số lượng dự án và số lượng sản phẩm nhà ở thì các loại căn hộ có giá vừa túi tiền hay căn hộ bình dân hầu như rất khan hiếm đối với các khách hàng hẹp túi tiền. Theo số liệu của Sở Xây dựng TP.HCM, nếu năm 2018 có 61 dự án với 187,09 ha và 35.370 căn nhà được hoàn thành thì 9 tháng đầu năm 2019, chỉ có 17 dự án nhà ở hoàn thành với 111,43 ha và 12.453 căn nhà. Trong gần 3 năm qua cũng xuất hiện nhiều dự án nhà ở thương mại bị dừng các thủ tục đầu tư xây dựng hoặc bị ngừng triển khai. Sau đó dù đã được phép hoạt động nhưng với nhiều lý do vẫn chưa được triển khai, các chủ đầu tư dự án BĐS và nhà đầu tư thứ cấp ngày càng khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng, do các ngân hàng thương mại đang thực hiện lộ trình hạn chế dần tín dụng vào thị trường BĐS và kiểm soát chặt chẽ tín dụng tiêu dùng. Đây chính là một khó khăn đáng kể mà thị trường BĐS TP.HCM phải đối mặt trong thời gian 9 tháng đầu năm nay mà chưa có biện pháp tháo gỡ hợp lý. Những tháng cuối năm 2019, với xu thế này thì thị trường BĐS tại TP.HCM vẫn chưa có tín hiệu gì mới mẻ ngoài sự biến động đi theo chiều hướng sụt giảm mà 3 quý đầu năm đã chứng kiến.

Nguyn Hoàng Anh

 

Bình luận (0)