Nhu cầu làm đẹp của chị em phụ nữ là hoàn toàn chính đáng. Tuy nhiên, làm đẹp cũng cần phải thông minh trong việc lựa chọn cơ sở thẩm mỹ để tránh tiền mất tật mang, thậm chí còn mất cả mạng…
Chị em cần thông minh hơn khi lựa chọn cơ sở làm đẹp để tránh tiền mất tật mang
Từ mù mắt đến… mất mạng
Những biến chứng do làm đẹp thiếu hiểu biết mà chị em phụ nữ phải gánh không phải là ít và đã được thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, tuy nhiên rất nhiều người vẫn ngó lơ rồi lao vào làm đẹp một cách mù quáng.
Thông tin từ Khoa tạo hình thẩm mỹ – Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy (TP.HCM) – cho hay, mỗi năm đơn vị tiếp nhận cả chục trường hợp bị mù mắt do tiêm filler (chất làm đầy). Một trong số đó là bệnh nhân N.T.T (SN 2005, quê huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai). Bệnh nhân được người nhà chuyển đến BV cấp cứu trong tình trạng hoại tử một phần da mũi, mi mắt trái sụp, tắc động mạch võng mạc trung tâm khiến không nhìn thấy đường. Trước khi nhập viện 3 ngày, T. đã đến một spa trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ (Đồng Nai) tiêm filler ở mũi. Tại đây, T. được tiêm khoảng 1cc filler với giá 1,5 triệu đồng. Sau khi tiêm ít phút, T. thấy tím bầm da vùng mũi, mắt trái có dấu hiệu mờ dần rồi mù hẳn.
Còn tại BV JW (TP.HCM), các bác sĩ cũng thường xuyên tiếp nhận những ca biến chứng nặng sau làm đẹp. Cụ thể như bệnh nhân P.T.T.T (37 tuổi, ngụ Q.8, TP.HCM) bị hoại tử cả hai mông sau một thời gian tiêm filler. Trước đó 6 tháng, chị T. đến một spa ở TP.HCM để cấy HA Collagen (thực chất là tiêm filler) với giá 80 triệu đồng. 20 ngày sau tiêm, mông của nạn nhân sưng to, bóng đỏ và bắt đầu chảy mủ. Theo đó chị T. đến spa này để xử lý bằng cách… nặn mủ ra. Tuy nhiên mông của chị càng ngày càng sưng, rỉ dịch mủ liên tục nên chị T. mời một bác sĩ đến nhà suốt 2 tháng để hút dịch mủ nhưng tình hình không cải thiện. Tại BV JW, bệnh nhân được chỉ định mổ cấp cứu do hoại tử nghiêm trọng 2 bên mông. Do vi khuẩn và vi trùng ăn sâu vào từng thớ thịt nên các bác sĩ phải mất hơn 3 giờ mới loại bỏ toàn bộ khối viêm nhiễm với hơn 1 lít dịch mủ, tế bào chết.
Dù sao thì 2 nạn nhân nói trên cũng còn may mắn vì đã giữ được mạng chứ không xấu số như P.T.D.H (22 tuổi, quê Long An). Ngày 14-1-2022, H. được bạn giới thiệu và đến nâng mũi tại một cơ sở thẩm mỹ ở khu biệt thự trong ngõ 147A Tân Mai (Q.Hoàng Mai, Hà Nội). Một ngày sau, gia đình H. nhận được thông tin của BV Bạch Mai (Hà Nội) yêu cầu đến BV gấp để trao đổi trực tiếp vì sức khỏe của H. rất nguy kịch. Tại BV Bạch Mai, các bác sĩ thông báo H. đang hôn mê, tình trạng nguy kịch, chỉ có 20% cơ hội sống sót. Sau một thời gian điều trị tại BV Bạch Mai không có tiến triển, ngày 25-2, gia đình đưa H. về BV Đa khoa Long An để tiếp tục điều trị. Và đến tối 16-3, nạn nhân qua đời.
Cùng chung số phận như H. là chị N.T.N.N (33 tuổi, quê Đồng Tháp). Khoảng 11 giờ 30 phút ngày 18-3-2022, chị N. đến BV 1A (TP.HCM) phẫu thuật nâng ngực theo lịch hẹn. Và ít giờ sau đó, người nhà phát hiện nạn nhân đã tử vong tại BV…
Những nạn nhân mù mắt, hoại tử vòng 3, thậm chí mất mạng như các trường hợp nói trên sẽ không dừng lại nếu chị em vẫn thiếu hiểu biết trong việc làm đẹp…
Vấn đề “nóng” bao giờ mới “nguội”?
Theo đánh giá của Sở Y tế TP.HCM, thực trạng hành nghề thẩm mỹ “chui” trên địa bàn TP không phải là vấn đề mới nhưng luôn là vấn đề “nóng”. “Nóng” vì liên quan đến sức khoẻ và tính mạng người dân; “nóng” vì đòi hỏi các phòng y tế quận, huyện phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong công tác giám sát hành nghề y, dược tư nhân trên địa bàn; “nóng” vì đòi hỏi Thanh tra Sở Y tế phải năng động hơn, chủ động hơn nữa trong việc phối hợp với chính quyền địa phương để phát hiện và xử lý do thủ đoạn hành nghề “chui” ngày càng tinh vi; “nóng” vì luôn cần sự tham gia và phản ánh kịp thời của người dân khi phát hiện các hành vi nghi ngờ hành nghề trái phép; “nóng” vì luôn đòi hỏi ngành y tế tăng cường phối hợp với các cơ quan báo đài đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông nâng cao nhận thức của người dân khi có nhu cầu sử dụng các dịch vụ thẩm mỹ.
Được biết, theo quy định của pháp luật, ngoại trừ các BV thẩm mỹ, có thể chia các cơ sở cung ứng “dịch vụ làm đẹp” thành 3 nhóm. Trong đó nhóm 1 (Cơ sở dịch vụ chăm sóc sắc đẹp) là những cơ sở chăm sóc da (spa), cắt tóc, gội đầu, làm móng… Những cơ sở này hoàn toàn không sử dụng thuốc gây tê dưới bất cứ dạng nào, không cần điều kiện quy định về y tế. Do đó, chỉ cần giấy phép kinh doanh do UBND quận, huyện cấp (hộ kinh doanh cá thể) hoặc do Sở kế hoạch và Đầu tư cấp (doanh nghiệp); Nhóm 2 (Cơ sở dịch vụ thẩm mỹ) là những cơ sở thực hiện phun, xăm, thêu trên da không sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm. Những cơ sở này chỉ cần giấy phép kinh doanh. Tuy nhiên, ngưĐược biết, theo quy định của pháp luật, ngoại trừ các BV thẩm mỹ, có thể chia các cơ sở cung ứng “dịch vụ làm đẹp” thành 3 nhóm. Trong đó nhóm 1 (Cơ sở dịch vụ chăm sóc sắc đẹp) là những cơ sở chăm sóc da (spa), cắt tóc, gội đầu, làm móng… Những cơ sở này hoàn toàn không sử dụng thuốc gây tê dưới bất cứ dạng nào, không cần điều kiện quy định về y tế. Do đó, chỉ cần giấy phép kinh doanh do UBND quận, huyện cấp (hộ kinh doanh cá thể) hoặc do Sở kế hoạch và Đầu tư cấp (doanh nghiệp); Nhóm 2 (Cơ sở dịch vụ thẩm mỹ) là những cơ sở thực hiện phun, xăm, thêu trên da không sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm. Những cơ sở này chỉ cần giấy phép kinh doanh. Tuy nhiên, người thực hiện kỹ thuật phải có giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ đào tạo, dạy nghề phun, xăm, thêu trên da do cơ sở đào tạo hoặc dạy nghề hợp pháp cấp và phải có văn bản thông báo đáp ứng đủ điều kiện cung cấp dịch vụ thẩm mỹ theo mẫu gửi về Sở Y tế để được công khai trên cổng thông tin điện tử của sở trước khi hoạt động ít nhất 10 ngày; Nhóm 3 (Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cung cấp các dịch vụ thẩm mỹ) là những cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cung cấp các dịch vụ thẩm mỹ ngoại khoa (phẫu thuật thẩm mỹ) hoặc thẩm mỹ nội khoa (thẩm mỹ da) có sử dụng thuốc, các chất, thiết bị để can thiệp vào cơ thể người (phẫu thuật, thủ thuật, các can thiệp có tiêm, chích, bơm, chiếu tia, sóng, đốt hoặc các can thiệp xâm lấn khác) làm thay đổi màu sắc da, hình dạng, cân nặng, khiếm khuyết của các bộ phận trên cơ thể hoặc xăm, phun, thêu trên da nhưng có sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm. Những cơ sở này, ngoài giấy phép kinh doanh, khi hoạt động bắt buộc phải được Sở Y tế cấp Giấy phép hoạt động và phê duyệt danh mục kỹ thuật theo quy định của pháp luật.
Đại diện Sở Y tế TP cho biết thêm, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cung cấp các dịch vụ thẩm mỹ có rất nhiều hình thức hoạt động như: BV chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ; BV đa khoa, chuyên khoa có khoa/đơn vị thẩm mỹ; BV đa khoa, chuyên khoa có khoa/đơn vị da liễu; phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ; phòng khám chuyên khoa da liễu. Cho dù là BV hay phòng khám chuyên khoa đều phải đảm bảo về cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc cấp cứu thiết yếu, trình độ chuyên môn của bác sĩ theo quy định và được Bộ Y tế, Sở Y tế thẩm định đủ điều kiện mới cấp phép hoạt động.
Hiện trên địa bàn TP.HCM có 20 BV thẩm mỹ, 28 BV đa khoa có khoa/đơn vị thẩm mỹ, 5 phòng khám đa khoa có chuyên khoa thẩm mỹ, 226 phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ
Ngoài ra còn có 46 cơ sở dịch vụ thẩm mỹ (xăm, phun thêu) đã công bố trên cổng thông tin Sở Y tế.
Để kiểm soát và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến thẩm mỹ, Sở Y tế vừa có văn bản đề nghị các phòng y tế quận, huyện và TP.Thủ Đức tham mưu cho UBND quận, huyện triển khai các giải pháp quyết liệt hơn trong quản lý hành nghề, dạy nghề trái phép trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với Thanh tra Sở Y tế, thanh tra các sở có liên quan để xử lý nghiêm. Bên cạnh đó, Thanh tra Sở Y tế tiếp tục phối hợp với Công an TP, công an địa phương xử lý triệt để các cơ sở hành nghề trái phép…
Hòa Triều
Bình luận (0)