Hội nhậpGiáo dục phát triển

Trường THCS Nguyễn Du – Q.1: Giúp học sinh tư duy, sáng tạo qua tiết học… mở

Tạp Chí Giáo Dục

Mong mun đưa kiến thc đến gn vi hc sinh, trang b cho các em nhng k năng, cm xúc qua tng môn hc, hơn 2 năm qua, Trưng THCS Nguyn Du (Q.1) đã thành công vi nhng tiết hc m… bên ngoài lp hc. Qua nhng tiết hc đó, bưc đu đnh hưng giáo dc STEAM, không ch giúp hc sinh đưc tư duy, sáng to mà ngay c ngưi giáo viên cũng t làm mi mình.

HS thích thú chia s ti phòng tư vn tâm lý ca trưng

Bên cạnh dạy kiến thức, năm học này, Trường THCS Nguyễn Du còn đẩy mạnh hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh. Công tác tham vấn học đường được làm mới theo hướng “chạm đến trái tim các em”.

Cô ơi, con mun hi…

Sớm có những băn khoăn về lựa chọn ngành nghề, nhóm bạn của Hoàng Mai (lớp 8/6) quyết định tìm đến Phòng Tư vấn tâm lý của trường để được giải đáp. Cô bạn cho hay, từ ngày Phòng Tư vấn “có cô giáo mới” bản thân và bạn bè cực kỳ thích đến để “được nói chuyện cùng cô”. “Cô giúp chúng em giải quyết rất nhiều vấn đề mà tự chúng em không thể giải quyết được. Nào là chọn ngành chọn nghề ra sao, giao tiếp với bạn bè thế nào, rồi cả mấy chuyện khó nói nữa”, Hoàng Mai hào hứng.

Tiết hc v ti Công viên Tao Đàn

Chia sẻ về vấn đề của mình, Hoàng Mai cho biết bản thân rất thích nghệ thuật, muốn được theo học các ngành về nghệ thuật nhưng ba mẹ lại “không ưa”. “Cô ơi, con muốn hỏi, con phải làm thế nào?”, Mai trăn trở.

Giống như bạn, Minh Anh (lớp 8/6) thắc mắc rằng thích vẽ, giỏi văn thì có thể lựa chọn ngành nghề nào để theo đuổi. Còn Bảo Hân (lớp 8/6) lại băn khoăn nếu “không xuất sắc ở lĩnh vực gì thì phải làm sao?”…

Cô Trần Ngọc Bảo Khanh (chuyên gia tư vấn tâm lý) cho biết, không riêng gì nhóm bạn của Hoàng Mai, những vấn đề các em đặt ra đều là băn khoăn chung ở lứa tuổi các em. Bên cạnh đó còn là câu chuyện về áp lực học tập, chuyện tình cảm “ô mai” tuổi mới lớn, những cách biệt trong thế hệ gia đình. “Ở tuổi các em, ngoài mong muốn tìm hiểu về hướng nghiệp, khám phá bản thân, các em còn mong được người lớn lắng nghe và thấu hiểu. Đôi khi, đơn thuần chỉ là cần có người để trút bầu tâm sự”. Có nhiều vấn đề mà nếu không can thiệp kịp sẽ theo các em lên tận bậc THPT và lúc đó mới thật sự nghiêm trọng”.

Vì lẽ đó, theo cô Khanh, hoạt động tư vấn tâm lý bậc THCS càng cần phải được quan tâm và đẩy mạnh. Tuy nhiên, với kinh nghiệm nhiều năm công tác trong lĩnh vực này, cô Khanh cho hay, hoạt động này lại chưa thật sự được nhiều trường ở bậc THCS chú trọng. “THCS Nguyễn Du là một trong những trường đầu tiên tiên phong áp dụng hoạt động tư vấn vào nhà trường một cách bài bản, mang đến sự thích thú không hề nhỏ cho học sinh”.

Cô Nguyễn Đoan Trang – Hiệu trưởng nhà trường – cho biết hoạt động tham vấn học đường tại trường đã có từ nhiều năm trước nhưng chỉ là công tác kiêm nhiệm, vừa tạo áp lực cho giáo viên vừa khiến học sinh không thoải mái. “Năm học này, nhà trường mạnh dạn mời hẳn chuyên gia tâm lý về trường. Tâm lý gia sẽ trực tại trường vào mỗi sáng thứ ba hàng tuần. Ngoài ra, học sinh còn có thể trao đổi qua mail. Các em “phấn khởi” lắm. Mới triển khai thôi nhưng hiệu quả đã rõ rệt. Trưa nào sau giờ ăn, Phòng Tư vấn cũng… tấp nập”, cô Trang phấn khởi cho biết.

Đưa STEAM vào trong tng tiết hc

Nói đến Trường THCS Nguyễn Du không thể không nhắc đến… các tiết học ngoài nhà trường. Đây được coi là điểm mạnh làm nên “thương hiệu” của trường, gắn kiến thức với thực tiễn. Được triển khai từ năm 2016, từ những tiết học tại Thảo Cầm Viên theo chương trình của Sở GD-ĐT TP.HCM, đến nay, ở mọi môn học đều được nhà trường xây dựng theo hướng thực tế, nhận được nhiều tín hiệu tích cực từ học sinh và phụ huynh.

Ở môn mỹ thuật, thay vì chỉ ngồi trong lớp và… tưởng tượng, nhóm giáo viên mỹ thuật nhà trường đã dẫn học sinh qua Công viên Tao Đàn (Q.1) để vẽ tranh. Không chỉ vẽ tranh trên giấy, thầy cô còn sáng kiến cho học trò vẽ trang trí họa tiết trên chậu cây; Tương tự, trong môn văn, ngoài những tiết học trải nghiệm chuyên đề, để học văn, các em còn được… thưởng thức qua múa rối nước tại Cung Văn hóa Lao động.

HS tri nghim làm bánh chưng

Quan niệm tiết học ngoài nhà trường không phải là đưa học sinh… đi trải nghiệm ở thật xa mà chỉ cần phù hợp với nội dung bài học, thậm chí đơn giản chỉ là mở rộng khuôn viên lớp học, thầy Nguyễn Công Phúc Khánh – Phó Hiệu trưởng – cho biết nhà trường luôn cố gắng tận dụng những thiết chế văn hóa xung quanh trường, cơ sở vật chất, cảnh quan có sẵn trong trường để… đưa vào tiết học. Đơn cử như với môn lý, học sinh đã hào hứng trong hoạt động mới mẻ làm pin trái cây, chưng cất nước; môn địa lại học về phòng chống động đất, các em được thực tập kỹ năng ứng phó ngay tại lớp học. “Vừa tạo được sự gần gũi, không tốn quá nhiều thời gian, tạo sự an toàn, vừa giúp các em hiểu hơn về địa phương mình, trường lớp mình mà vẫn đảm bảo các em có được những trải nghiệm thực tế sinh động, trang bị cả về kiến thức lẫn kỹ năng”.

Thầy Khánh khẳng định, việc áp dụng các tiết học thực tế sẽ khiến giáo viên “cực hơn” khi phải xây dựng một kế hoạch “dài hơi”, bao gồm cả lường trước cả những “rủi ro” có thể xảy ra. “Đổi lại, đây lại là bước đổi mới phương pháp giảng dạy, tiệm cận kiến thức với việc phát triển năng lực học sinh, mang kiến thức áp dụng vào thực tế. Đồng thời đưa giáo dục STEAM đến gần hơn với học sinh, vào trong từng tiết học”.

Đ Yến Hoa

 

Bình luận (0)