Tuyên truyền pháp luậtAn toàn giao thông

Gây họa vì làm “anh hùng xa lộ”

Tạp Chí Giáo Dục

Tâm lý chung ca không ít thanh niên hin nay là thích va lái xe mô tô va nghe đin thoi đ th hin đng cp ca mình. Tuy nhiên, hành vi vi phm pháp lut này li đưc thanh niên bin h cho s sành điu, bn lĩnh “anh hùng xa l”. Đ thanh niên thay đi nhn thc cũng như thói quen theo chiu hưng tích cc là vic làm không d dàng.

Va lái xe va nghe đin thoi rt d gây tai nn. Ảnh: T.L

Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của internet, điện thoại với các thế hệ thông minh, thiết bị âm thanh và những dịch vụ kèm theo đã tạo nên sự thay đổi to lớn và đem lại nhiều tiện ích cho người sử dụng. Tuy nhiên, mặt trái của nó cũng dẫn đến nhiều hệ luỵ to lớn. Tâm lý chung của không ít thanh niên hiện nay là thích được vừa lái xe mô tô vừa nghe điện thoại để thể hiện đẳng cấp của mình. Tuy nhiên, hành vi vi phạm pháp luật đó lại được thanh niên biện hộ cho sự sành điệu, bản lĩnh “anh hùng xa lộ”. Để thanh niên thay đổi nhận thức cũng như thói quen theo chiều hướng tích cực là việc làm không dễ dàng.

Bnh sĩ đến coi thưng pháp lut

Phần lớn thanh niên thích khẳng định mình và bản thân họ cũng chưa ý thức hết được phải đảm bảo an toàn ra sao khi tham gia giao thông. Nhiều thanh niên nhất là nam giới cho rằng, mình hoàn toàn có thể lái xe bằng một tay vừa nghe điện thoại. Có những thanh niên cho rằng việc đeo tai nghe hoàn toàn không ảnh hưởng đến việc tham gia giao thông, thậm chí họ còn vui vẻ và tỉnh tảo hơn. Thậm chí, trên thực tế có thanh niên cho rằng việc sử dụng điện thoại và thiết bị âm thanh khi lái xe không gây mất an toàn giao thông nên chưa bao giờ thấy cảnh sát giao thông phạt lỗi này.

Trong một khảo sát trong số 100 thanh niên chúng tôi thu được có đến 90% thanh niên cho rằng vừa lái xe mô tô vừa nghe điện thoại sẽ rất nguy hiểm, dễ gây ra tai nạn. Tuy nhiên, cũng số thanh niên đó khi được thực nghiệm trong thực tế thì cho thấy hoàn toàn ngược lại. Chỉ 10% là dừng lại bên đường nghe máy khi có cuộc gọi đến, số còn lại vẫn vừa lái xe mô tô vừa nghe điện thoại hoặc vừa đi xe máy vừa vừa lấy máy ra để kiểm tra thông tin khi có tín hiệu (thực nghiệm mang tính gián tiếp: như gọi điện, nháy máy, nhắn tin…). Trong một kết quả nghiên cứu gần đây nhất của tác giả Nghiêm Đình Đạt trên 458 thanh niên từ 18 đến 30 tuổi thường xuyên lái xe mô tô trên địa bàn thành phố Hà Nội thì thái độ của thanh niên đối với sử dụng điện thoại, thiết bị âm thanh vẫn được thanh niên ủng hộ hơn là việc chấp hành tín hiệu đèn giao thông hay là quy định đội mũ bảo hiểm.

Để khẳng định vấn đề này, bằng phương pháp trò chuyện, anh Đặng Văn Thanh (25 tuổi, Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ: “Thanh niên là lớp người trẻ trung, thích thể hiện, vừa nghe điện thoại hay nghe nhạc khi lái xe cũng là chuyện bình thường, nhất là nam giới, đôi khi còn “khoe mẽ” với bạn gái và coi đó là sự sành điệu, đẳng cấp, phong độ”.

Theo các nhà nghiên cứu tâm lý thì khi vừa lái xe vừa nghe điện thoại và thiết bị âm thanh sẽ làm cho lái xe giảm tập trung chú ý, quan sát, giảm khả năng điều khiển phương tiện và khả năng xử lí các tình huống bất ngờ xảy ra. Tầm quan sát sẽ bị suy giảm khi người tham gia giao thông thiếu tập trung vào việc xử lý các tình huống giao thông. Hơn nữa, do chỉ chú tâm vào nội dung cuộc điện thoại làm cho khả năng quan sát, chú ý cũng kém hơn, tức là người tham gia giao thông chỉ tập trung chú ý vào công việc nào đó mà không chú ý đến các tác động nguy hiểm khác. Đặc biệt, khi nghe điện thoại (liên quan đến công việc quan trọng) thì dễ dẫn đến nguy cơ gây tai nạn bởi khi đó họ hoàn toàn dành tâm trí cho cuộc nói chuyện và tất cả các cơ quan cảm giác chuyển hướng vào nội dung câu chuyện nên họ ít quan tâm đến những vấn đề xung quanh.

X pht thôi chưa đ!

Khi thanh niên vi phạm, việc xử phạt thôi chưa đủ mà cần phải:

Thứ nhất, thường xuyên giáo dục, tuyên truyền pháp luật giao thông đường bộ bằng nhiều kênh thông tin khác nhau để nâng cao nhận thức cho thanh niên về quy định của Luật Giao thông đường bộ. Làm cho thanh niên nhận thức rõ về việc cần thiết phải chấp hành nghiêm khi tham gia giao thông. Việc sử dụng máy điện thoại hoặc nghe nhạc trong quá trình lái xe mô tô là nguyên nhân gây ra tai nạn cho mình và cho người khác.

Thứ hai, kiểm tra thường xuyên để biến những quy định của pháp luật thành những nhu cầu tự giác của bản thân. Khơi dậy ý thức trách nhiệm của cá nhân đối với xã hội và với bản thân mình. Cần có biện pháp xử phạt nghiêm khắc đối khi người tham gia giao thông mà nghe điện thoại, kể cả ở vùng nông thôn, miền núi. Tránh kiểu nể nang, thiếu kiên quyết trong quá trình xử lý dẫn đến nảy sinh tâm lý coi thường pháp luật.

Thứ ba, trong quá trình đào tạo lái xe, bên cạnh việc phổ biến các quy định đảm bảo an toàn thì cần phân tích, giải thích để người học hiểu rõ hơn về các nguy cơ gây ra tai nạn khi tham gia giao thông do sử dụng điện thoại mà nhất là việc vừa dùng các phương tiện giải trí vừa lái xe trên đường.

ThS. Nguyn Văn Công
(Ging viên tâm lý)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)