Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Cán cân học và chơi đối với HS hiện nay

Tạp Chí Giáo Dục

Hin nay, nhim v giáo dc đt ra cho nhà trưng vi quá nhiu công vic phi thc hin; giáo viên (GV) phi chu nhiu áp lc đi vi cht lưng hc tp ca hc sinh (HS) đưc đánh giá t các tiết hc chính khóa; ph huynh thưng mun cho con phi “gii toàn din” nên bên cnh chuyn hc, chuyn vui chơi cho HS, tuy đưc các nhà trưng và ph huynh chú ý, vn chưa đưc quan tâm đúng mc.

Hc sinh trong mt bui vui chơi tri nghim

T chuyn hc

Đến trường HS phải học (đương nhiên), học và học… Nhìn xem, trong mỗi môn học, phân phối chương trình (tuy hiện nay đã trao quyền chủ động cho các nhà trường “xây dựng kế hoạch giáo dục cho từng môn học, hoạt động giáo dục” – nhưng vẫn) được lập một cách chi tiết đến mức tiết thứ mấy dạy bài gì trong SGK với thời lượng ấn định là bao nhiêu rõ ràng trên giấy trắng mực đen buộc GV cứ thế mà thi hành một cách tuyệt đối chính xác (nếu lỡ bất kỳ lý do gì mà trễ 1 tiết thì phải lập tức dạy bù ngay, nếu không thì sao cho kịp tiến độ). Cụ thể hơn là mỗi tiết học của HS (tức là tiết dạy của GV) phải thể hiện rõ trên sổ báo giảng, sổ đầu bài (là những công cụ được sinh ra và sử dụng chỉ để cơ quan quản lý nắm được GV có theo đúng phân phối chương trình hay không). Thời gian HS đến trường trong giờ học chính khóa phải tiến hành theo thời khóa biểu như điều lệnh đội ngũ, bất di bất dịch. Thầy trò chạy theo chương trình từ đầu năm đến cuối năm (còn chỗ đâu mà chơi!). Hầu như phần lớn thời gian diễn ra các hoạt động tại trường là lớp học (kể cả học bù trái buổi hoặc thậm chí có nơi là vào ngày chủ nhật). Ngoài giờ học ở trường, thì về nhà, trên lý thuyết là thời gian vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi…, nhưng trên thực tế có mấy ai có được niềm vui “chơi” theo đúng nghĩa đen của nó là nghỉ ngơi, hoạt động thư giãn. Hiện nay nhiều bậc phụ huynh đáng kính đã quyết tước đoạt giờ chơi của con bằng các giờ “học thêm” được xếp kín thời gian (thậm chí không có thời gian ăn cho đúng nghĩa) trước áp lực “con phải giỏi” và ngoài ra nhà trường và GV muốn “hầu hết HS đạt khá giỏi”; của bản thân HS bởi áp lực điểm số… Vậy là tiếp tục học, học và học nữa. Không hiểu với tình thế “học marathon” này thì các em sẽ tiếp thu được gì thêm và vận dụng kiến thức đã có được bao nhiêu?

Đến chuyn chơi

Mỗi buổi học các em có giờ ra chơi; được tham gia các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm; các hoạt động ngoài giờ lên lớp; các phong trào văn nghệ, thể dục thể thao, phong trào Đội; các ngày nghỉ lễ tết… Trong khi các hoạt động trong giờ lên lớp đã chiếm trọn thời gian thì có thể nhận thấy các hoạt động vui chơi của HS hiện nay được tổ chức thường phần nhiều chưa thực sự phát huy được hết những tác dụng tích cực. Có thể kiểm đếm các hoạt động “chơi” của HS như:

Vui chơi trong sân trường: Rõ nhất là mỗi buổi học ở trường, các em có khoảng 20-30 phút ra chơi, nhưng còn phải thực hiện tập thể dục giữa giờ (hiệu quả ra sao thì ai cũng đã biết), phần di chuyển ra sân và tập theo hiệu lệnh phải mất từ 7-10 phút (có khi còn mất thêm thời gian bị “rầy” vì tập “không đẹp”), phần “ra chơi” thật sự của các em đã bị rút ngắn đáng kể. Khoảng thời gian ra chơi còn lại, một phần HS phải nhanh chóng đến căng tin để ăn vội vàng nhằm “tái sản xuất sức lao động”, một phần HS cũng “vui chút đỉnh” trong ít phút rồi hối hả cho những tiết học sắp tới, thời giờ đâu để vui chơi đúng nghĩa của “giờ ra chơi”…

Vui chơi trong giờ ngoại khóa: Nhiều hoạt động tập trung diễn ra trên sân trường, mà hiện nay các trường ở đô thị thì để có được một sân chơi đúng nghĩa là không dễ, do số HS ở các đô thị thường có xu hướng tăng qua hằng năm do tăng cơ giới của dân số và tuy các trường cũng được các địa phương quan tâm xây mới và chủ yếu là xây thêm nhiều tầng để có diện tích sử dụng lớn hơn nhằm thu nhận nhiều hơn HS nhưng diện tích mặt bằng của trường là gần như không đổi. Vậy là các trường hiện có “bình mới” nhưng “dung tích cũ”, nên số HS càng tăng thì bình quân diện tích sân chơi cho HS càng “teo tóp” lại. Từ đó, không gian cho các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm, các trò chơi vận động trong nhà trường (đồng thời nhiều lớp) bị ảnh hưởng không nhỏ và gần như được tổ chức với chừng mực “liệu cơm gắp mắm”, mang tính phiến diện, chưa có điều kiện hình thành được cho các em những kỹ năng cần thiết nên cũng không hấp dẫn để thu hút HS nhiệt tình tham gia và hăng hái bộc lộ hết năng lực. Bên cạnh đó, những năm gần đây các nhà trường đều tích cực tổ chức các hoạt động trải nghiệm ngoài nhà trường với mục tiêu là phát triển phẩm chất, năng lực cho HS, nhưng trên thực tế với những trường có quy mô lớn thì điều kiện để lần lượt đưa tất cả HS tham gia là điều không thể, nên các hoạt động này cũng chỉ dành cho một số HS được tuyển lựa thường là thành phần “ngôi sao” và nhất định sẽ có một phần HS còn lại (không hề nhỏ) là người “ngoại đạo”. Chưa kể các hoạt động ngoài nhà trường đòi hỏi thời gian, phương tiện và nhất là kinh phí.

Vui chơi trong các hoạt động lễ hội tại trường: Những hoạt động lớn của các nhà trường như lễ khai giảng, lễ tổng kết năm học, kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11… những năm gần đây được tổ chức với hai phần: Lễ và hội. Phần lễ là đương nhiên, trong phần lễ, ngoài các bài diễn văn của các bậc “trưởng thượng” đều có các bài phát biểu quyết tâm của HS và đều do thầy cô soạn sẵn hoặc biên tập lại theo ý của người lớn, nên thường mang tính giáo điều, lý luận suông “em rất phấn khởi, tự hào…” và gần như quá nhàm chán với độ tuổi các em. Phần hội là phần của các em, đây chính là phần để các em “chơi” với tinh thần “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, nhưng do sự lo toan quá đáng của người lớn sợ rằng các em mất trật tự, gây rối loạn trong buổi lễ, nên phần này gần như được tổ chức như là một chương trình văn nghệ, chỉ một bộ phận nhỏ HS có năng khiếu được “chơi” đúng nghĩa, được chọn lựa thật sự kỹ càng để tham gia, còn đại bộ phận HS phải thụ động ngồi nghe, xem, nên phần lớn các em chưa thật mặn mà. Vì nếu có phấn khích mà “mất trật tự” cũng dễ bị “dán nhãn” là vô kỷ luật.

Vui chơi trong thời gian nghỉ lễ tết: Đây là thời gian thật sự rảnh rỗi để các em tự do vui chơi, nhưng để đến các sân khấu, sân thể thao, tụ điểm văn hóa nghệ thuật vấn đề gây trở ngại đầu tiên là… “tiền đâu?”. Thế nên có thể nhận thấy trong những ngày nghỉ học lễ tết, chuyện “chơi” của các em phân hóa thành: một bộ phận các em có điều kiện được cha mẹ tổ chức cho đi du lịch; một phần các em được mẹ cha đưa về quê; một số em có điều kiện sẽ đến các khu vui chơi giải trí; còn phần lớn các em (con nhà lao động, “gạo ăn đong bữa một”) thì đành phải “chơi” theo từng nhóm lang thang trên phố; dán mắt vào thiết bị điện tử hoặc đành ngồi nhà “nhìn người khác vui”.

Để thật sự cho HS được vui chơi đúng nghĩa, nên chăng phải chú ý giảm áp lực học tập (nhất là chuyện học thêm); tổ chức các hoạt động giáo dục thật sự nhẹ nhàng, hấp dẫn; tạo thời gian vui chơi trong các nhà trường thật ý nghĩa và thiết thực để HS được học tập trong không khí vui tươi, lành mạnh (mỗi ngày đến trường là một ngày vui); được khuyến khích vui chơi sáng tạo; rèn luyện sức khỏe… Xem chuyện chơi của HS cũng là một hoạt động học tập để rèn luyện kỹ năng sống và phát triển năng lực. Cần thẳng thắn nhìn nhận hiện nay tinh thần “HS đến trường… được tổ chức các hoạt động vui chơi tích cực, phù hợp với lứa tuổi” còn nhiều vấn đề chưa thật sự như mong muốn.

Trn Đăng Huy (TP.Cn Thơ)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)