Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Cảnh giác “tội phạm ATM” dịp Tết

Tạp Chí Giáo Dục

Ch trong 7 phút, mt khách hàng có tài khon tin gi Ngân hàng BIDV đã b k gian ly cp vi “tng thit hi” là 39 triu đng mc dù ch tài khon không thc hin bt k giao dch ATM nào. Tình trng ly cp thông tin, chiếm đot tin gi ca ch th qua ATM không phi là “chuyn mi”, nên ngưi s dng cn đ cao cnh giác nht là trong thi đim Tết Nguyên đán đã cn k.

Ngân hàng Nhà nưc Vit Nam yêu cu tăng cưng phòng chng ti phm lp đt thiết b sao chép, trm cp thông tin th ti ATM dp Tết

Cn trng thi đim cn Tết

Vụ việc xảy ra vào lúc 5 giờ 38 đến 5 giờ 45 ngày 16-1-2019. Trong khoảng thời gian này, điện thoại của chị M.N.Q (ở Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) liên tục nhận được nhiều tin nhắn báo trừ tiền trong tài khoản rút qua ATM với giao dịch ít nhất là 2.000.000 đồng và nhiều nhất là 5.000.000 đồng. Khi phát hiện điều bất thường, chị Q. đã đến Phòng Giao dịch BIDV Dương Đình Nghệ, Chi nhánh Mỹ Đình để phản ánh sự việc. Khách hàng này cho hay, tài khoản của chị chỉ sử dụng một thẻ duy nhất, không có thẻ phụ nên khi bị mất tiền vô cớ khiến chị rất lo lắng. Về vụ việc này, ông Nguyễn Việt Hà (Giám đốc truyền thông chi nhánh BIDV Mỹ Đình) cho biết, ngay sau khi tiếp nhận phản ánh của khách hàng, đơn vị đã kịp thời phong tỏa tài khoản và phối hợp với công an địa phương để rà soát và điều tra vụ việc.

So với thời gian trong năm, thời điểm cận Tết là lúc tội phạm thẻ diễn biến phức tạp hơn vì đây là lúc giao dịch diễn ra phổ biến. Có lẽ đây cũng chính là nguyên nhân khiến hàng loạt chủ thẻ Vietcombank ở Thái Nguyên bị kẻ gian chiếm đoạt tiền qua ATM vào đêm 26 Tết năm ngoái. Trước tình trạng trên, Vietcombank đã hoàn trả số tiền thiệt hại cho khách hàng vào ngày 28 Tết, đây là ngày làm việc cuối cùng của ngân hàng trước khi nghỉ Tết Mậu Tuất.

Tăng cưng phòng chng ti phm ATM

Để đáp ứng nhu cầu giao dịch rút tiền mặt qua ATM của khách hàng trong thời điểm cận Tết và trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, ông Lê Minh Hưng (Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) yêu cầu các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thẻ cần đảm bảo kế hoạch tiền mặt cho ATM, tiếp quỹ, nhân sự, bảo trì, bảo dưỡng để đảm bảo mạng lưới ATM hoạt động hiệu quả, an toàn và thông suốt. Riêng đối với các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đông dân cư có nhu cầu rút tiền mặt lớn, lực lượng chức năng cần rà soát thường xuyên nhằm phát hiện, xử lý kịp thời các sự cố kỹ thuật, tránh trường hợp ATM hết tiền gây gián đoạn trong hoạt động khiến khách hàng bức xúc. Bên cạnh đó, lực lượng chức năng cần giảm tải cho ATM bằng cách tăng cường hoạt động ATM lưu động, chủ động làm việc với các doanh nghiệp để điều chỉnh thời gian trả lương hợp lý; xây dựng phương án dự phòng chi trả lương, thưởng dịp Tết bằng tiền mặt; tuyên truyền, quảng bá, hướng dẫn khách hàng sử dụng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt phù hợp nhằm giảm tải việc rút tiền mặt tại các ATM.

Nhằm đảm bảo an ninh cho hoạt động ATM, Ngân hàng Nhà nước lưu ý các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thẻ cần rà soát, triển khai phương án phòng chống tội phạm lắp đặt thiết bị sao chép, trộm cắp thông tin thẻ tại ATM một cách hiệu quả (nhất là thiết bị đọc thông tin thẻ Deep Insert Skimming – DIS được tội phạm sử dụng phổ biến trong thời gian qua tại các ATM nhãn hiệu NCR, loại máy có khe nhận thẻ rộng hơn các ATM khác). Đồng thời triển khai các giải pháp giám sát giao dịch qua ATM một cách chặt chẽ, nhằm kịp thời phát hiện các giao dịch nghi ngờ gian lận, giả mạo (như các giao dịch sử dụng thẻ có hạn mức cao, các giao dịch rút tiền giá trị lớn tại ATM, các giao dịch rút tiền liên tục, bất thường vào thời điểm nửa đêm…). Bên cạnh đó, các đơn vị cần phối hợp chặt chẽ với tổ chức chuyển mạch thẻ, Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam nhằm hạn chế các sự cố kỹ thuật, đường truyền, đảm bảo các giao dịch liên ngân hàng thông suốt, ổn định. Trong trường hợp phát hiện các hành vi vi phạm hoặc phát sinh các vụ việc liên quan đến ATM, lực lượng chức năng hãy lập tức báo cáo Ngân hàng Nhà nước nhằm có những giải pháp xử lý kịp thời, đảm bảo ATM hoạt động an toàn và thông suốt.

Để bảo vệ thông tin và tài sản của khách hàng, VietinBank khuyến cáo chủ tài khoản cần cẩn trọng khi thực hiện giao dịch thẻ tại ATM bằng cách quan sát khe thẻ trên máy ATM xem có thiết bị lạ gắn trên khe hay không, và che bàn phím khi nhập số PIN. Riêng đối với giao dịch trực tuyến, nên hạn chế sử dụng mạng wifi công cộng để đăng nhập hoặc thực hiện giao dịch trên hệ thống Ngân hàng điện tử của VietinBank. Trong trường hợp đã hoàn thành giao dịch, chủ tài khoản cần đăng xuất khỏi hệ thống để đảm bảo an toàn.

Đặc biệt, khách hàng tuyệt đối không cung cấp thông tin bảo mật như mã PIN thẻ, mật khẩu truy cập, mật khẩu giao dịch một lần OTP, mật khẩu truy cập địa chỉ email cá nhân cho bất cứ ai dưới bất cứ hình thức nào (nhắn tin, trả lời điện thoại, tiết lộ trực tiếp, nhập vào trang website không tin cậy…

Vũ Phương

 

Bình luận (0)