Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Phương án nào cho Hội thi GV dạy giỏi?

Tạp Chí Giáo Dục

Nhiu ý kiến tranh lun trái chiu đã dy lên sôi ni v vic nên hay không nên duy trì Hi thi giáo viên dy gii (GVDG). B GD-ĐT qua quá trình tham kho dư lun và ý kiến GV, nhn thy vic t chc Hi thi GVDG là cn thiết nên đang tìm cách điu chnh nhng lch lc, đng thi xây dng quy đnh phù hp v hot đng thi GVDG.

Theo tác gi, hi thi giáo viên dy gii là mt hot đng giáo dc quan trng và b ích không th thiếu trong nhà trưng. Trong nh: Hc sinh phát biu trong tiết hc có giáo viên d gi. Ảnh: N.Quang

Suốt thời gian qua, trước nhiều ý kiến phản ứng về cách thức thi và kết quả hội thi GVDG ở các cấp học, ở từng nơi từng lúc còn mang nặng tính hình thức, bệnh thành tích “thi dạy như trình diễn”, đã góp phần gia tăng áp lực cho đội ngũ GV; Bộ GD-ĐT đã chú ý lắng nghe dư luận, tham khảo ý kiến của đội ngũ GV, các chuyên gia giáo dục và đi đến xác định: Hội thi GVDG ở các cấp là một hoạt động giáo dục cần thiết và quan trọng, nhất thiết phải tiếp tục duy trì, trên cơ sở tích cực rà soát, phát hiện và chấn chỉnh những khâu, những bước vô bổ trong quy trình thi, đồng thời điều chỉnh những lệch lạc gây nên áp lực thành tích. Từ nhận định trên, Bộ GD-ĐT đang soạn thảo thông tư quy định công nhận GVDG các cấp học. Trong hai phương án mà Bộ GD-ĐT đưa ra lấy ý kiến của xã hội là “thi GVDG hay xét để công nhận GVDG” thì kết quả phần lớn các thầy cô muốn duy trì hội thi này.

Cơ hi hc hi, giao lưu

Qua trao đổi ý kiến, các thầy cô đều bày tỏ ý muốn nên duy trì hoạt động thi GVDG định kỳ như một “sân chơi giáo dục”, một hoạt động dạy học được đầu tư chuẩn bị chu đáo, bài bản, mẫu mực diễn ra định kỳ hằng năm, để các thầy cô có cơ hội giao lưu, học hỏi lẫn nhau; đồng thời cũng là dịp để lan tỏa phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt” trong nhà trường các cấp học, góp phần tạo dựng các phong trào, hoạt động sôi nổi trong nhà trường.

Hội thi GVDG còn là dịp để các GV trải nghiệm cách xử lý những tình huống sư phạm trong giờ thi, làm cơ sở góp ý, đánh giá tiết dạy cho đồng nghiệp. Buổi góp ý cần phải luôn nhẹ nhàng, chân tình, thoải mái mà thẳng thắn, chính xác, đúng mực, với thái độ ôn hòa, thiện chí, ấm áp tình cảm. Người được góp ý có quyền lý giải, biện minh và thành tâm tiếp thu ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, để tự uốn nắn, điều chỉnh mình cho phù hợp, để những tiết dạy sau càng đúng quy định và đạt chất lượng, hiệu quả hơn; và làm sao sau buổi họp góp ý, rút kinh nghiệm, đánh giá giờ hội thi ấy, tình cảm đồng nghiệp, tập thể vẫn vẹn nguyên để còn “cùng nhau trông mặt cả cười”.

Qua mỗi hội thi, cả GV dự thi và GV tham gia dự giờ đều có thêm kinh nghiệm, càng mạnh dạn, tự tin, chủ động hơn trong quá trình giảng dạy các tiết học trong chương trình.

Thc cht ch không “din”

Thi GVDG là hoạt động gắn với thực tế giáo dục và hoạt động giảng dạy, cho nên tổ chức hội thi GVDG, nhất thiết phải đi vào thực chất, tránh giả tạo, khiên cưỡng, rườm rà, vô bổ. Hội thi cần xác định và giữ vững các mục đích, yêu cầu đúng đắn của nó, không vì áp lực thành tích. Tham dự hội thi GVDG, GV hoàn toàn trên tinh thần tự nguyện, không chịu bất kỳ sự ép buộc nào; xác định đây là một sân chơi tự nguyện, lành mạnh, sáng tạo, khẳng định nghề nghiệp của GV, giúp lựa chọn những GV xứng đáng nhất mà không khiến GV chịu áp lực bởi bệnh thành tích của nhà trường đặt ra. Đồng thời, hội thi góp phần triển khai các phong trào thi đua trong trường học. Qua đó, các tổ bộ môn phát hiện, tuyên dương và nhân rộng những điển hình tiên tiến, góp phần tạo động lực phát triển sự nghiệp giáo dục của nhà trường. Ngoài ra, hội thi còn là căn cứ để đánh giá thực trạng đội ngũ, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho GV, đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục.

Muốn thế, việc tổ chức hội thi phải đảm bảo tính khách quan, trung thực, công bằng, có tác dụng giáo dục, khuyến khích động viên GV học hỏi, trao đổi, truyền đạt, phổ biến kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu giáo dục.

Đôi điu suy nghĩ

Thi GVDG là một hoạt động chuyên môn sâu rộng, tập trung của tập thể sư phạm, bổ ích cho môi trường giáo dục, nên các cấp cần quan tâm xem xét cách tổ chức thi như thế nào để đạt hiệu quả ngày càng cao. Không tạo áp lực hoặc ép buộc GV phải tham gia dự thi GVDG; không dựa vào danh hiệu GVDG để tạo thành tích cho nhà trường, mà cần tôn vinh những GV tận tâm, hiệu quả, có năng lực sư phạm mẫu mực. Xem xét lại, cân nhắc việc có nên xóa bỏ các điều kiện dự thi như: yêu cầu duy trì bài thi kiểm tra năng lực, yêu cầu viết sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học… Kết quả hội thi có thể được sử dụng để đánh giá, xếp loại thi đua của cá nhân, đồng thời danh hiệu GVDG là căn cứ để xem xét, thực hiện các chế độ chính sách đối với GV như khen thưởng, nâng lương, thuyên chuyển công tác… GV bậc phổ thông tham gia thi GVDG phải dạy 1 tiết theo lịch trình giảng dạy ở tuần chuyên môn diễn ra hội thi; GV được bốc thăm ngẫu nhiên lớp dạy, không phải là lớp mình đang dạy, có thời gian chuẩn bị cho tiết dạy trong thời gian từ 3-7 ngày trước thời điểm thi và được tổ chức tại lớp học với nguyên trạng số lượng học sinh của lớp. Không được dạy thử, đồng thời tiết thi phải là tiết dạy lần đầu tiên được tổ chức cho học sinh tại lớp học đã được bốc thăm ngẫu nhiên đó. Về phạm vi tổ chức, có lẽ chỉ nên tổ chức ở cấp cao nhất là cấp tỉnh/thành hoặc cấp liên trường chuyên biệt trực thuộc Bộ GD-ĐT. Tất cả GV đều có thể tự nguyện đăng ký tham gia dự thi GVDG, không nhất thiết phải căn cứ vào tuổi đời hay chuẩn nghề nghiệp, hạng GV. Bộ GD-ĐT nên cải tổ phương cách thi GVDG và cách đánh giá sao cho GV có động lực phấn đấu, tích cực, tự nguyện tham gia dự thi; trên cơ sở cần sớm xem xét, cải tổ, chấn chỉnh những khâu còn nặng tính hình thức, vô bổ, để hội thi trở nên thực chất và bổ ích, dần đi vào hoàn thiện…

Tin rằng, dự thảo thông tư quy định công nhận GVDG các cấp học đang được xây dựng dựa trên thực tiễn, sẽ sớm được công bố và nhận được ý kiến đóng góp rộng rãi của toàn xã hội, nhất là của chính đội ngũ GV. Trên cơ sở các ý kiến thu thập được, Bộ GD-ĐT sẽ chỉnh sửa những lệch lạc, để vẫn tiếp tục duy trì hội thi GVDG với những thay đổi thiết yếu trên cơ sở xác định đây là một hoạt động giáo dục quan trọng và bổ ích không thể thiếu trong nhà trường.

Võ Thưng Danh

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)