Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

“Lách văn bản” để thu tiền tập huấn học sinh

Tạp Chí Giáo Dục

Theo công văn ký kết vi S GD-ĐT TP.HCM, thay vì có trách nhim tp hun min phí cho hc sinh ti TP.HCM các k năng an toàn, Vin khoa hc an toàn Vit Nam (tên đy đ là Công ty c phn Vin khoa hc an toàn Vit Nam) đã “lách văn bn”, thu s tin 350 ngàn đng/hc sinh/bui tp hun.


Bà Lê Thy Tiên tp hun k năng an toàn cho cán b giáo viên nhân viên và đi din ph huynh Trưng TH Phong Phú
 

Ngay sau khi nhiều phụ huynh phản ánh và phóng viên Báo Giáo dục TP.HCM đã nhiều lần tìm hiểu ghi nhận, nhiều quận, huyện tại TP.HCM đã tạm dừng việc phối hợp với công ty này để triển khai các chương trình tập huấn. Riêng tại Q.9, các nhà trường đã phải hoàn trả lại toàn bộ số tiền thu của học sinh và ngưng toàn bộ các chương trình tập huấn.

Thu 350 ngàn đng/hc sinh/ bui hc đ trang b k năng an toàn

Phụ huynh Trường TH Phong Phú (Q.9) có phản ánh đến Báo Giáo dục TP.HCM về việc nhà trường phối hợp với Viện khoa học an toàn Việt Nam tổ chức lớp tập huấn thực hành kỹ năng an toàn cho học sinh với mức phí là 350 ngàn đồng/học sinh cho một buổi học. Lớp tập huấn được tổ chức dưới hình thức tự nguyện, với 4 chuyên đề: “Kỹ năng phòng chống đuối nước: Thực hành kỹ thuật tự nổi trên mặt nước”; “Kiến thức vàng sơ cấp cứu, giành lại sự sống cho con người”; Kỹ năng vàng thoát hiểm trong những tai nạn bất ngờ”; “Kỹ năng đặc biệt phòng, chống bắt cóc, xâm hại trẻ em”. Theo phụ huynh, mức phí trên là “quá đắt”, học sinh học có một ngày liệu có xứng đáng và hiệu quả?

Trước phản ánh của phụ huynh, phóng viên đã có buổi làm việc với Trường TH Phong Phú và Viện khoa học an toàn Việt Nam. Trong buổi làm việc tại Trường TH Phong Phú, bà Nguyễn Thị Thùy Trang (Phó Hiệu trưởng Trường TH Phong Phú) cho hay, nhà trường phối hợp với Viện khoa học an toàn Việt Nam triển khai tập huấn các kỹ năng an toàn cho học sinh theo hình thức đăng ký tự nguyện, không ép buộc dựa trên Kế hoạch số 699/KH-GDĐT ngày 6 tháng 10 năm 2020 mà Phòng GD-ĐT Q.9 ban hành. Phiếu đăng ký mà nhà trường phát cho phụ huynh học sinh là do viện cung cấp. Số tiền 350 ngàn đồng/học sinh/buổi học là do Viện khoa học an toàn Việt Nam đưa ra, toàn trường chỉ có 83/1.220 học sinh đăng ký tham gia.

Đại diện Viện khoa học an toàn Việt Nam – bà Lê Thủy Tiên (nhận là Giám đốc phụ trách chi nhánh khu vực phía Nam) cho biết, căn cứ theo Công văn số 189/GDĐT-CTTT ngày 18 tháng 1 năm 2019 của Sở GD-ĐT TP.HCM về triển khai Chương trình tập huấn phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2019-2020, Viện khoa học an toàn Việt Nam sẽ có trách nhiệm phối hợp cùng với các nhà trường tổ chức tập huấn trang bị kỹ năng an toàn cho học sinh tại TP.HCM. Tại Q.9, trước khi tập huấn cho học sinh, viện đã tổ chức tập huấn 2 buổi miễn phí trong đó 1 buổi dành cho lãnh đạo nhà trường và nhân viên y tế toàn quận, 1 buổi dành cho toàn bộ cán bộ, giáo viên, nhân viên, đại diện cha mẹ học sinh từng trường. Sau đó viện mới phối hợp với nhà trường phát phiếu Đăng ký huấn luyện thực hành kỹ năng an toàn cho học sinh đến phụ huynh từng trường để phụ huynh tự nguyện đăng ký.

Giải đáp về mức phí 350 ngàn đồng/học sinh/buổi học liệu có quá mắc, ông Nguyễn Minh Thắng (Trưởng phòng Đào tạo, Viện khoa học an toàn Việt Nam chi nhánh phía Nam) cho hay, mức phí này đã được viện tính toán rất sát, chi trả vào trang thiết bị và đội ngũ huấn luyện viên (HLV), chi phí vận chuyển… “Để thực hiện một buổi học, viện phải đầu tư rất nhiều trang thiết bị chuyên dụng trong từng chuyên đề cũng như phải cần đến từ 20-30 HLV. Tham gia lớp tập huấn, học sinh sẽ được học đến 90% thực hành với thời gian 1 tiếng/chuyên đề/học sinh. Với mỗi 1 kỹ năng, các em sẽ được thực hành nhiều lần với HLV, đảm bảo kết thúc buổi học các em có thể nhuần nhuyễn được các kỹ năng trong từng chuyên đề. Vì đặt tính an toàn cho học sinh lên trên hết nên trang thiết bị giảng dạy viện đều thay thường xuyên, chỉ giảng dạy ở vài trường đã phải thay mới”.

Bổ sung thêm, bà Lê Thủy Tiên cho hay, đối với những trường hợp học sinh có hoàn cảnh khó khăn, gia đình thuộc diện hộ nghèo nếu có giấy chứng nhận của phường, được nhà trường đưa lên viện sẽ hỗ trợ 100% học phí tập huấn. Con em giáo viên cũng sẽ được miễn 50% học phí. “Trước khi triển khai ở Q.9, trong năm vừa qua viện đã triển khai rất thành công ở nhiều quận khác như Q.Tân Bình, Q.6, Q.12 được phụ huynh, nhà trường rất ủng hộ”, bà Tiên nhấn mạnh.

Làm sai văn bn, phi hoàn tr li tin cho hc sinh

Công văn số 189/GDĐT-CTTT ngày 18 tháng 1 năm 2019 của Sở GD-ĐT TP.HCM về triển khai Chương trình tập huấn phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2019-2020 được Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM khi đó là bà Bùi Thị Diễm Thu ký, có hiệu lực từ tháng 1-2019 đến tháng 12-2020 nêu rõ, Chương trình tập huấn kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em giai đoạn 2019-2020, Viện khoa học an toàn Việt Nam sẽ là đơn vị thực hiện chuyên môn tập huấn các kỹ năng: kỹ năng phòng chống đuối nước (Học sinh thả nổi người trên mặt nước); kỹ năng sơ cấp cứu cho trẻ em khi gặp tai nạn thương tích; kỹ năng thoát hiểm trong các tình huống khẩn cấp. Đối tượng thụ hưởng chương trình bao gồm: cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh học sinh, học sinh sinh viên tại các đơn vị trường học. Về kinh phí tổ chức thực hiện, công văn nêu: “Do Viện khoa học an toàn Việt Nam tài trợ từ nguồn xã hội hóa”.

Như vậy, việc Viện khoa học an toàn Việt Nam tổ chức thu 350 ngàn đồng/học sinh tại Q.9 để tập huấn các kỹ năng an toàn cho học sinh là hoàn toàn không đúng với tinh thần của Công văn 189 mà Sở GD-ĐT TP.HCM đã ban hành. Với việc làm này không những học sinh không được thụ hưởng miễn phí chương trình tập huấn phòng chống tai nạn thương tích mà phụ huynh học sinh còn phải bỏ ra một số tiền không nhỏ để chi trả cho chương trình tập huấn mà đáng ra con em họ sẽ được tham gia miễn phí.

Trao đổi với Báo Giáo dục TP.HCM, bà Nguyễn Thị Thu Hiền (Trưởng phòng GD-ĐT Q.9) thừa nhận thiếu sót trong việc nghiên cứu văn bản nên có thiếu sót khi ban hành Kế hoạch số 699 về triển khai tập huấn Chương trình phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2019-2020 trên địa bàn Q.9. “Ngay sau khi nắm thông tin mà Báo Giáo dục TP.HCM cung cấp, đối chiếu lại nhận thấy việc thu 350 ngàn đồng/học sinh để tổ chức tập huấn là sai với tinh thần của văn bản. Phòng GD-ĐT Q.9 đã chỉ đạo hiệu trưởng các trường làm việc thật cụ thể lại với Viện khoa học an toàn Việt Nam về nội dung này, ngưng chương trình tập huấn và hoàn trả lại tiền cho phụ huynh học sinh đã đăng ký tham gia”.


Phiếu đăng ký tham gia tp hun vi mc phí 350 ngàn đng/hc sinh/bui hc đưc Vin khoa hc an toàn Vit Nam cung cp đến Trưng TH Phong Phú

Trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Giáo dục TP.HCM: “vì sao đơn vị lại thu tiền của học sinh để trang bị các kỹ năng an toàn trong khi văn bản nêu rõ là miễn phí”, ông Nguyễn Danh Khoa (Giám đốc Công ty cổ phần Viện khoa học an toàn Việt Nam, đại diện pháp luật) lại đặt câu hỏi ngược lại cho phóng viên rằng “Tại sao em phải mua rau để ăn, làm sao em có thể tự trồng rau để ăn. Nếu không thu tiền thì lấy năng lượng ở đâu để bên anh tái tạo. Việc thu tiền học sinh không liên quan đến nhà trường vì phiếu đăng ký là phiếu của viện. Học sinh muốn học chương trình phải đăng ký, chứ viện không bắt ép tham gia. Nếu bên anh không làm thì sẽ có nhiều trẻ phải chết vì đuối nước”.

Theo ông Khoa, việc tổ chức miễn phí cho học sinh đã được viện thực hiện ở Q.Bình Thạnh nhưng không hiệu quả vì chủ yếu là trang bị kiến thức lý thuyết. “Nói vấn đề lách văn bản thu tiền thì không phải, bởi bên viện đã lấy ý kiến để phụ huynh có điều kiện thì đăng ký tham gia. Vấn đề giữa văn bản và kinh phí, nếu chỉ vốn thì dự án không thể triển khai được, làm một vài trường là hết kinh phí. Lấy kinh phí ở đâu để hoạt động. Cái mà bên anh sai chỉ chiếm 1/1.000 so với cái mà bên anh đã làm được. Cho nên nếu em cứ nhìn vào cái 1/1.000 đó để hậu chiếu thì không có một cái gì có thể chuẩn được 100%… Hãy nhìn vào những mặt tích cực bên anh làm được, đừng chỉ nhìn những cái nhỏ bé kia để ảnh hưởng đến cả hệ thống”, ông Khoa phân trần.

Trao đổi với Báo Giáo dục TP.HCM, ông Nguyễn Thành Trung – Chánh Văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM – khẳng định việc Viện khoa học an toàn Việt Nam thu tiền của học sinh để tổ chức tập huấn các kỹ năng an toàn là đi ngược hoàn toàn với Văn bản số 189 mà Sở GD-ĐT đã ban hành trước đó. Do đó, sở đã đề nghị Phòng Chính trị Tư tưởng làm việc lại với Viện khoa học an toàn Việt Nam chấn chỉnh vấn đề này, yêu cầu Viện khoa học an toàn Việt Nam ngừng ngay việc thu tiền của học sinh không đúng văn bản.

Bài, ảnh: Yến Hoa

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)