Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Với chúng tôi, Giáo dục TP.HCM là một “cẩm nang”

Tạp Chí Giáo Dục

Vi nhng cán b, GV min Trung, s có mt ca n phm Báo Giáo dc TP.HCM trong nhiu năm qua ging như “cm nang”, mt kênh thông tin đa dng các tuyến tin bài chuyên sâu v giáo dc, không ch mt phn giúp h nm bt kp thi các ch trương, chính sách ca ngành mà thông qua đó có th chia s, tham kho nhng phương pháp ging dy, kinh nghim hc tp tt và mi ca các đa phương trên cc…

T báo ca mi gia đình

Tôi đã có hơn 25 năm làm quản lý ĐH nên cũng thường xuyên theo dõi các thông tin về giáo dục trên các báo, đặc biệt là cuối thập niên 90 các báo điện tử ra đời, rồi sau đó sử dụng phổ biến smartphone thì việc đọc báo lại càng dễ dàng và thuận lợi hơn. Tôi nhớ rõ lần đầu tiên được tiếp cận Báo Giáo dục TP.HCM – diễn đàn của ngành giáo dục – đào tạo TP.HCM là vào năm 2010, năm mà tôi phụ trách tuyển sinh của ĐH Đà Nẵng. Tôi thực sự ấn tượng với nội dung cũng như hình thức của tờ báo và nghĩ ngay “Đây chính là tờ báo Giáo dục – đồng hành của mọi gia đình”. Từ đó đến nay, Giáo dục TP.HCM là một trong những báo mà lãnh đạo, quản lý và giảng viên của ĐH Đà Nẵng thường xuyên đọc qua báo in và báo điện tử. Có thể nói rằng sự thành công của ĐH Đà Nẵng trong 10 năm qua có sự đồng hành của Giáo dục TP.HCM.

Về nội dung tôi thấy việc phân chia thành 12 chuyên mục Thời sự, Gia đình & Xã hội, Du học, Doanh nghiệp, Tuyển sinh, Văn hóa, Du lịch, Nhịp sống học đường, Hội nhập, Thể thao, Khoa học, Sức khỏe rất phong phú, đa dạng và khoa học. Ngoài những chuyên mục chính, Báo Giáo dục TP.HCM đi vào những vấn đề thiết thực trong cuộc sống, mối quan tâm hàng đầu về giáo dục của từng gia đình Việt Nam (An toàn giao thông, Văn minh đô thị, Xem Nghe Đọc Viết, Gương sáng, Chuyện học đường, Sản phẩm – Công nghệ, Sức khỏe giới tính, Nha khoa) và tiếp cận với hội nhập quốc tế…

Số lượng HS trung học phổ thông khu vực miền Trung nói chung và Đà Nẵng nói riêng đã chọn các trường ĐH ở TP.HCM ngày một tăng lên. Đồng thời sinh viên ĐH Đà Nẵng, các trường ĐH khác trong khu vực khi ra trường cũng có xu hướng tìm việc làm tại các doanh nghiệp ở thành phố và vùng phụ cận cũng ngày một nhiều lên, có ngành lên đến 40%. Tôi nghĩ là do thị trường lao động dồi dào, doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ nên nhu cầu ngày càng cao, nhưng rõ ràng vai trò của Báo Giáo dục TP.HCM với các chuyên mục Doanh nghiệp và Tuyển sinh đã góp phần rất to lớn cho xu hướng này.

Tờ báo đã lấy được đuôi tên miền là “edu.vn” có ý nghĩa quan trọng, thể hiện giáo dục Việt Nam, sẽ được sự tin tưởng nhiều hơn từ phía người dùng. Để Giáo dục TP.HCM ngày càng phát triển, tôi nghĩ về nội dung cần đi sâu hơn vào đổi mới giáo dục ĐH, khởi nghiệp, quan hệ nhà trường – doanh nghiệp, phân tầng giáo dục nghề nghiệp và trung cấp chuyên nghiệp. Với mục đích làm nổi bật tin bài chính, gọn, bắt mắt, dành tối đa diện tích cho tin ảnh minh họa trong ngày thì về hình thức báo điện tử nên đổi mới giao diện thân thiện, gần gũi hơn.

Chặng đường 25 năm đã qua và tiếp tục hướng đến chặng đường phía trước, tôi tin, Giáo dục TP.HCM vẫn là người bạn chân thành, tin cậy không chỉ riêng các thế hệ nhà giáo, HS mà còn của mọi gia đình trên mọi miền đất nước.

GS.TS Trn Văn Nam 
(nguyên Giám đc ĐH Đà Nng)

Cơ duyên vi Báo Giáo dc TP.HCM

Giữa cơn lốc của công nghệ 4.0, mạng internet với cả rừng thông tin, độc giả có thể thỏa sức khám phá. Song báo chí vẫn là một phương tiện truyền thông bổ ích đối với GV và HS. Trong đó, Báo Giáo dục TP.HCM góp một phần không nhỏ trong việc tạo động lực cho tôi, một GV có thâm niên, yên tâm với nghề.

Báo Giáo dục TP.HCM đến với tôi như một cơ duyên. Cơ duyên ấy bắt đầu từ cuộc gặp gỡ với phóng viên Phan Vĩnh Yên trong chuyến cô ấy phỏng vấn về các giải pháp nâng cao chất lượng tốt nghiệp THPT quốc gia ở trường chúng tôi.

Ấn tượng của tôi về phóng viên của trang báo bắt đầu từ cách trò chuyện chân tình, phỏng vấn mà không hề gây áp lực đến cách viết ngắn gọn, khoa học nhưng lôi cuốn và sự nhanh nhạy trong những vấn đề nóng hổi của ngành giáo dục chúng tôi. Chỉ đơn giản là tìm hiểu thử phóng viên ấy viết như thế nào về trường, lớp, về đội ngũ GV và HS; tôi vô tình trở thành độc giả thường xuyên của Báo Giáo dục TP.HCM qua mạng từ lúc nào chẳng biết.

Tôi thích lắm khi được cầm trực tiếp một tờ báo giấy với cách trình bày bắt mắt, được trực quan những thông tin thời sự, tuyển sinh, văn hóa, du lịch, khoa học… một cách gần gũi nhất. Song khác với các tờ báo khác, chỉ cần đi bộ ra quầy hay ngồi cà phê, vào thư viện trường tôi sẽ có đọc ngay; Báo Giáo dục TP.HCM xuất hiện ở Đà Nẵng muộn. Thế là, tôi đành làm bạn với đôi mục kỉnh, đọc báo qua trang điện tử. Hoặc tôi đợi phóng viên nhờ gửi từ TP.HCM ra tặng. Với sự phong phú của các chương, mục, tiếp xúc với Báo Giáo dục TP.HCM, tôi được học hỏi rất nhiều điều từ sự đổi mới phương pháp dạy học của đồng nghiệp đến những tấm gương người tốt, việc tốt… Phải chăng, hình thức dạy học ngoài trời đã được quý báo đề cập mà tổ tôi áp dụng từ 3 năm nay cũng có nguồn cơn từ đó. Những mẩu chuyện, tin tức từ các mục Tuyển sinh, Du học, Nhịp sống học đường, Gia đình và Xã hội, Sức khỏe… của tờ báo cho tôi những tư liệu bổ ích trong việc tư vấn chọn nghề, định hướng tương lai cho HS lớp tôi chủ nhiệm, góp một phần động lực để chúng tôi yên tâm với nghề nghiệp…

Không chỉ vậy, đối với HS, tôi còn hướng các em đến việc tiếp nhận thông tin bổ ích từ trang báo để lấy tư liệu viết đoạn nghị luận xã hội, rèn giũa vốn từ ngữ, tìm hiểu thông tin du học và biết chọn lựa ngành nghề ưa thích sau năm học cuối cấp… Đây cũng là một trong những giải pháp góp phần nâng cao văn hóa đọc, văn hóa giao tiếp, giáo dục các em biết tôn trọng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Rất mong, báo tiếp tục phát huy những ưu điểm đã có, để mãi mãi là người bạn đồng hành tin cậy của độc giả GV và HS chúng tôi. Xin chân thành cảm ơn quý báo và luôn trân trọng công sức của đội ngũ phóng viên.

Nguyn Th Thu Th
(giáo viên văn, Trưng THPT Ngũ Hành Sơn, Đà Nng)

Đa dng thông tin giáo dc

Tôi biết đến Báo Giáo dục TP.HCM cách đây không lâu, thông qua những bài viết thông tin về chủ trương, chính sách của ngành; về những hoạt động nổi bật của ngành, đặc biệt là các gương sáng về GV vùng khó; thành quả học tập và nghiên cứu của HS… từ phóng viên thường trú của báo tại tỉnh nhà… Tôi chú ý đến cách sắp xếp khoa học, dễ tìm với đa dạng thông tin chuyên sâu về giáo dục thông qua các chuyên mục của báo: Thời sự, Nhịp sống học đường, Tuyển sinh, Du học, Xã hội, Khoa học… Trong khi, cả nước có hàng trăm, thậm chí lên tới cả ngàn tờ báo giấy và các trang báo điện tử online thì Báo Giáo dục TP.HCM là một kênh thông tin giúp chúng tôi dễ dàng tiếp cận những chủ trương, chính sách của ngành giáo dục; tham khảo thêm về các mô hình hoạt động tiêu biểu, cập nhật thêm các phương pháp dạy học tiên tiến khi thực hiện đổi mới trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 và nhiều lĩnh vực khác nữa.

Tôi rất ấn tượng về những thông tin kịp thời trong mục Vấn đề sự kiện. Ở đó, những thông tin nóng hổi liên quan đến chủ trương, chính sách của ngành được cập nhật kịp thời; những luận bàn, phân tích sâu sắc giúp những người làm công tác quản lý giáo dục có cái nhìn toàn diện hơn. Tôi thích các thông tin từ mục Nhịp cầu sư phạm và Tư vấn tuyển sinh. Đây chính là những chuyên mục có nhiều nội dung bổ ích. Chuyên mục Nhịp cầu sư phạm giúp các GV tiếp cận thêm các cách làm hay, phương pháp giảng dạy mới của đồng nghiệp trên cả nước, từ đó rút ra kinh nghiệm của mình trong quá trình đổi mới giảng dạy. Với phần Tư vấn tuyển sinh, nhiều bài viết mang tính phân luồng, định hướng chọn nghành nghề không chỉ giúp HS khối lớp 12 chuẩn bị tốt nghiệp có “điểm tựa” để quyết định lối đi tương lai mà còn giúp cả những HS đang học bậc THCS trong quá trình học tập có thể xác định được việc hướng nghiệp của mình.

Các chuyên mục với nhiều bài báo dưới góc nhìn đa chiều đã góp phần giúp cho độc giả nhận diện được bức tranh toàn cảnh của giáo dục nước nhà. Đặc biệt, thông tin trên báo đã hỗ trợ chúng tôi rất nhiều trong việc đưa ra những biện pháp quản lý, chỉ đạo sát thực hơn, kịp thời, hiệu quả hơn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Quảng Trị là tỉnh còn chịu nhiều hậu quả nặng nề của chiến tranh, trong khó khăn chung đó, mấy chục năm qua, ngành GD-ĐT Quảng Trị đã nỗ lực từng ngày để nâng cao chất lượng. Những bài viết của Báo Giáo dục TP.HCM về những tấm gương HS vượt khó, học giỏi; câu chuyện về những thầy, cô giáo vượt qua muôn vàn gian nan để gieo chữ ở vùng cao… đã trở thành nguồn động viên giúp chúng tôi nỗ lực hơn nữa để bắt nhịp với sự phát triển của giáo dục cả nước.

Tôi rất vui khi nền giáo dục nước nhà có nhiều tờ báo ngành, trong đó có Báo Giáo dục TP.HCM. Với tôi, báo như một “cẩm nang” giúp mình cùng đồng nghiệp tìm tòi nguồn tư liệu nghiên cứu, cập nhật thêm các chủ trương, chính sách cũng như tham khảo thêm về những chia sẻ của đồng nghiệp trong đổi mới tư duy phương pháp dạy học; cách làm mới, làm hay trong ngành để hướng đến những thành tựu giáo dục trong xu thế hội nhập toàn cầu.

TS. Lê Th Hương
(Giám đc S GD-ĐT tnh Qung Tr)

 

Bình luận (0)