Hội nhậpGiáo dục phát triển

Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh: Quyết tâm với chiến lược quốc tế hóa

Tạp Chí Giáo Dục

Hi tho quc tế v Kinh tế và Kinh doanh châu Á (ACBES) 2019 thu hút hơn 150 nhà khoa hc t hơn 27 quc gia trên thế gii

Hệ thống giáo dục đại học Việt Nam đứng trước nhiều thách thức trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập sâu rộng, Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh (UEH) đã và đang nỗ lực quốc tế hóa các chương trình đào tạo, nghiên cứu khoa học, kiểm định, quản trị đại học, tạo điều kiện tốt nhất cho người học sáng tạo và phát huy năng lực theo tầm nhìn của thế kỷ 21 với khát vọng đào tạo công dân toàn cầu.

Quốc tế hóa chương trình đào tạo UEH đã được thực hiện từ rất sớm, thể hiện ở các điểm nổi bật: 24 chương trình đào tạo liên kết nước ngoài với mạng lưới các trường đối tác rộng khắp trên 3 châu lục; Thành lập Viện Đào tạo quốc tế – ISB từ năm 2009, trực tiếp giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh; Triển khai chương trình tiên tiến quốc tế UEH theo triết lý dạy những gì các trường hàng đầu trên thế giới đang dạy, trên cơ sở tham khảo các trường đại học uy tín thế giới. UEH là trường đa ngành về lĩnh vực kinh tế duy nhất nằm trong top 15 trường đại học công bố quốc tế uy tín nhiều nhất Việt Nam (Bộ GD-ĐT, 2018). Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh châu Á (JABES) thuộc UEH là tạp chí kinh tế đầu tiên của Việt Nam được xuất bản quốc tế EMERALD và đang tiệm cận chuẩn Scopus.

Sinh viên UEH gp g, trao đi vi các thy cô Trưng Đi hc Bournemouth (Anh)

Các tổ chức kiểm định uy tín trong nước và thế giới thường xuyên đánh giá chất lượng giáo dục của trường. UEH đã đạt kiểm định theo bộ tiêu chuẩn quốc gia MOET: 88,5%. Ngoài ra, nhiều chương trình đã đạt chuẩn khu vực AUN và chuẩn quốc tế FIBAA. UEH được Tổ chức U-Multirank xếp hạng là 25 trường đại học hàng đầu đạt tiêu chuẩn “Đóng góp cho sự phát triển nghề nghiệp suốt đời” về lĩnh vực chuyển giao tri thức.

Đặc biệt, từ năm 2008, UEH được Tổ chức Eduniversal xếp hạng nằm trong Top 1000 trường đào tạo kinh doanh tốt nhất thế giới.

UEH quyết tâm theo đuổi chiến lược quốc tế hóa với mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, cung cấp sản phẩm, nguồn nhân lực có trình độ quốc tế, đáp ứng tốt thị trường nhân lực chất lượng cao trong và ngoài nước.

P.V

 

 

Bình luận (0)